Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ vừa công bố trong tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia, cho thấy những phụ nữ sớm phải trải qua phẫu thuật cắt bỏ khối u vú sẽ chưa thể ổn định và chắc chắn phải trải qua những lần chụp x-quang tuyến vú, hay các “kỹ thuật xâm lấn” nhiều năm sau đó.
Theo khảo sát khoảng 3.000 phụ nữ từng phải trải qua ca phẩu thuật cắt bỏ u vú để giữ lại vú, kết quả cho thấy có tới 2/3 trong số họ phải trải qua ít nhất một lần "kỹ thuật xâm lấn" sau đó.
Nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào hình thức phẫu thuật ung thư biểu mô ống động mạch tại chỗ có tên là DCIS - những biểu hiện bất thường của tế bào trong ống dẫn động mạch chính là biểu hiện thời kỳ đầu của bệnh ung thư vú. Hình thức điều trị phổ biến nhất được các bác sỹ phẫu thuật lựa chọn chính là tiến hành giải phẩu cắt bỏ các tế bào bất thường này và tránh việc cắt bỏ vú.
Trong tổng số 2.948 phụ nữ từng phẩu thuật dạng DCIS trong khoảng từ năm 1990-2001 thì có tới 41% trong số họ phải trải qua ít nhất một lần chụp quang tuyến vú để kiểm tra các triệu chứng bất thường hoặc những nghi ngờ tái phát. Và 66% từng trải qua ít nhất một "kỹ thuật xâm lấn." Nhưng trên thực tế chỉ có 8% tái phát dạng DCIS và 8% bị ung thư xâm lấn.
Larissa Nekhlyudov, công tác tại Đại họcY khoa Harvard và Hiệp hội Y khoa Harvard Vanguard tại Boston, người dẫn đầu nghiên cứu trên cho biết: " Phụ nữ nên ý thức rằng không phải một lần phẫu thuật cắt bỏ khối u là xong, mà nó sẽ đi kèm rất nhiều kiểm tra và điều trị nhiều năm sau đó." Tuy nhiên, tin tốt lành là hầu hết những phụ nữ tiến hành phẩu thuật lại may mắn không bị ung thư vú tái phát.
Ngoài ra, phương pháp phẫu thuật DCIS lại đặt ra vấn đề về ưu và nhược điểm của việc chụp ảnh nhũ sàng lọc vú. Tại Mỹ, một lực lượng phụ trách công tác dự phòng được hỗ trợ bởi chính phủ đã khuyến cáo và yêu cầu tất cả các phụ nữ ở độ tuổi từ 50-74 tuổi phải chụp x-quang tuyến vú.
Một số tổ chức y tế khác cũng qua đó đã tiến hành chụp quang tuyến vú cho tất cả phụ nữ từ 40 tuổi trở lên. Khi hình thức này trở nên phổ biến vào năm 1980 đến nay thì hầu hết các trường hợp có DCIS đều được phát hiện sớm.
Vấn đề ở đây là, DCIS có thể hoặc không thể trở thành khối u xâm lấn mô vú, nhưng hiện tại lại chẳng có cách nào để có thể chẩn đoán được trường hợp nào gây hại trường hợp nào không. Chính vì vậy mà đa số phụ nữ khi phát hiện có DCIS thì thường được phẫu thuật ngay sau đó, dù một số trường hợp có thể không cần thiết./.
Theo khảo sát khoảng 3.000 phụ nữ từng phải trải qua ca phẩu thuật cắt bỏ u vú để giữ lại vú, kết quả cho thấy có tới 2/3 trong số họ phải trải qua ít nhất một lần "kỹ thuật xâm lấn" sau đó.
Nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào hình thức phẫu thuật ung thư biểu mô ống động mạch tại chỗ có tên là DCIS - những biểu hiện bất thường của tế bào trong ống dẫn động mạch chính là biểu hiện thời kỳ đầu của bệnh ung thư vú. Hình thức điều trị phổ biến nhất được các bác sỹ phẫu thuật lựa chọn chính là tiến hành giải phẩu cắt bỏ các tế bào bất thường này và tránh việc cắt bỏ vú.
Trong tổng số 2.948 phụ nữ từng phẩu thuật dạng DCIS trong khoảng từ năm 1990-2001 thì có tới 41% trong số họ phải trải qua ít nhất một lần chụp quang tuyến vú để kiểm tra các triệu chứng bất thường hoặc những nghi ngờ tái phát. Và 66% từng trải qua ít nhất một "kỹ thuật xâm lấn." Nhưng trên thực tế chỉ có 8% tái phát dạng DCIS và 8% bị ung thư xâm lấn.
Larissa Nekhlyudov, công tác tại Đại họcY khoa Harvard và Hiệp hội Y khoa Harvard Vanguard tại Boston, người dẫn đầu nghiên cứu trên cho biết: " Phụ nữ nên ý thức rằng không phải một lần phẫu thuật cắt bỏ khối u là xong, mà nó sẽ đi kèm rất nhiều kiểm tra và điều trị nhiều năm sau đó." Tuy nhiên, tin tốt lành là hầu hết những phụ nữ tiến hành phẩu thuật lại may mắn không bị ung thư vú tái phát.
Ngoài ra, phương pháp phẫu thuật DCIS lại đặt ra vấn đề về ưu và nhược điểm của việc chụp ảnh nhũ sàng lọc vú. Tại Mỹ, một lực lượng phụ trách công tác dự phòng được hỗ trợ bởi chính phủ đã khuyến cáo và yêu cầu tất cả các phụ nữ ở độ tuổi từ 50-74 tuổi phải chụp x-quang tuyến vú.
Một số tổ chức y tế khác cũng qua đó đã tiến hành chụp quang tuyến vú cho tất cả phụ nữ từ 40 tuổi trở lên. Khi hình thức này trở nên phổ biến vào năm 1980 đến nay thì hầu hết các trường hợp có DCIS đều được phát hiện sớm.
Vấn đề ở đây là, DCIS có thể hoặc không thể trở thành khối u xâm lấn mô vú, nhưng hiện tại lại chẳng có cách nào để có thể chẩn đoán được trường hợp nào gây hại trường hợp nào không. Chính vì vậy mà đa số phụ nữ khi phát hiện có DCIS thì thường được phẫu thuật ngay sau đó, dù một số trường hợp có thể không cần thiết./.
Thạch Thảo (Vietnam+)