Ngày 22/2, hàng nghìn người Ai Cập đã tham gia các cuộc biểu tình chống chính phủ trên cả nước, đòi cách chức các thành viên chính phủ và giải tán phong trào Anh em Hồi giáo của Tổng thống Mohamed Mosi.
Cuộc biểu tình mang tên Xét xử chế độ, được tổ chức theo lời kêu gọi của 24 chính đảng, phong trào chính trị và cách mạng Ai Cập. Các lực lượng an ninh đã tăng cường sự hiện diện tại những khu vực có người biểu tình.
Hãng thông tấn MENA đưa tin người biểu tình bên ngoài Phủ Tổng thống giơ cao các khẩu hiệu kêu gọi Tổng thống Mosi từ chức.
Người biểu tình cũng tụ tập tại quảng trường Tahrir và kêu gọi sa thải chính phủ và Tổng công tố, đồng thời trả tự do cho tất cả tù nhân.
Trong khi đó, bên ngoài Tòa án Công lý tối cao Ai Cập, hàng nghìn người khác kêu gọi lãnh đạo Anh em Hồi giáo Mohamed Badie từ chức.
Tại thành phố Port Said, hàng trăm người biểu tình đã đổ xuống đường trong ngày thứ sáu liên tiếp nhằm đòi công lý cho những người bị sát hại trong các cuộc đụng độ hồi tháng Một bên ngoài nhà tù Port Said và nhiều người khác trong thành phố, làm ít nhất 40 người thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương.
Các trường học và cửa hiệu tại Port Said đã phải đóng cửa trong tuần này.
Tại tỉnh Damietta, người dân và các nhóm chính trị đã phát động một chiến dịch mang tên "chúng tôi sẽ không trả", dọa không thanh toán tiền điện, nước và nhiên liệu... cho tới khi nào chính phủ đáp ứng yêu cầu của người dân, trong đó có việc sa thải Tổng công tố, xét xử Bộ trưởng Nội vụ và hủy quyết định bầu cử quốc hội.
Tại Tanta, thủ phủ của tỉnh Gharbiya, hàng trăm người biểu tình đã phóng hỏa trụ sở chi nhánh khu vực của Anh em Hồi giáo.
Người biểu tình cũng bao vây trụ sở cảnh sát ở Al-Mahalla, thuộc Gharbiya, ném đá, chai vỡ và tìm cách đột nhập vào bên trong. Các lực lượng an ninh đã phải dùng hơi cay để giải tán đám đông.
Theo truyền thông địa phương, tham gia cuộc biểu tình rầm rộ trên có Mặt trận Tự do vì thay đổi hòa bình, Liên minh Các sức mạnh cách mạng, Liên minh Thanh niên cách mạng, và Phong trào Thanh niên 6 tháng 4.
Các cuộc biểu tình trên diễn ra chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mosi ra sắc lệnh ấn định cuộc bầu cử quốc hội của nước này bắt đầu vào ngày 27/4 tới.
Trước đó, Mặt trận Cứu quốc (NSF), liên minh đối lập chính tại Ai Cập, yêu cầu Tổng thống phải có các "bước đi nghiêm túc" hướng tới việc thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc cũng như xét xử những người có liên quan đến cái chết của người biểu tình mới đây.
Liên minh này cũng nhắc lại các yêu sách đã nêu ra trước đây, trong đó có việc bổ nhiệm Tổng công tố mới theo quy định của Hiến pháp, sửa đổi văn kiện gây tranh cãi này, hoãn cuộc bầu cử quốc hội sắp tới, đảm bảo sự giám sát của ngành tư pháp và các tổ chức quốc tế trong cuộc bầu cử quốc hội./.
Cuộc biểu tình mang tên Xét xử chế độ, được tổ chức theo lời kêu gọi của 24 chính đảng, phong trào chính trị và cách mạng Ai Cập. Các lực lượng an ninh đã tăng cường sự hiện diện tại những khu vực có người biểu tình.
Hãng thông tấn MENA đưa tin người biểu tình bên ngoài Phủ Tổng thống giơ cao các khẩu hiệu kêu gọi Tổng thống Mosi từ chức.
Người biểu tình cũng tụ tập tại quảng trường Tahrir và kêu gọi sa thải chính phủ và Tổng công tố, đồng thời trả tự do cho tất cả tù nhân.
Trong khi đó, bên ngoài Tòa án Công lý tối cao Ai Cập, hàng nghìn người khác kêu gọi lãnh đạo Anh em Hồi giáo Mohamed Badie từ chức.
Tại thành phố Port Said, hàng trăm người biểu tình đã đổ xuống đường trong ngày thứ sáu liên tiếp nhằm đòi công lý cho những người bị sát hại trong các cuộc đụng độ hồi tháng Một bên ngoài nhà tù Port Said và nhiều người khác trong thành phố, làm ít nhất 40 người thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương.
Các trường học và cửa hiệu tại Port Said đã phải đóng cửa trong tuần này.
Tại tỉnh Damietta, người dân và các nhóm chính trị đã phát động một chiến dịch mang tên "chúng tôi sẽ không trả", dọa không thanh toán tiền điện, nước và nhiên liệu... cho tới khi nào chính phủ đáp ứng yêu cầu của người dân, trong đó có việc sa thải Tổng công tố, xét xử Bộ trưởng Nội vụ và hủy quyết định bầu cử quốc hội.
Tại Tanta, thủ phủ của tỉnh Gharbiya, hàng trăm người biểu tình đã phóng hỏa trụ sở chi nhánh khu vực của Anh em Hồi giáo.
Người biểu tình cũng bao vây trụ sở cảnh sát ở Al-Mahalla, thuộc Gharbiya, ném đá, chai vỡ và tìm cách đột nhập vào bên trong. Các lực lượng an ninh đã phải dùng hơi cay để giải tán đám đông.
Theo truyền thông địa phương, tham gia cuộc biểu tình rầm rộ trên có Mặt trận Tự do vì thay đổi hòa bình, Liên minh Các sức mạnh cách mạng, Liên minh Thanh niên cách mạng, và Phong trào Thanh niên 6 tháng 4.
Các cuộc biểu tình trên diễn ra chỉ một ngày sau khi Tổng thống Mosi ra sắc lệnh ấn định cuộc bầu cử quốc hội của nước này bắt đầu vào ngày 27/4 tới.
Trước đó, Mặt trận Cứu quốc (NSF), liên minh đối lập chính tại Ai Cập, yêu cầu Tổng thống phải có các "bước đi nghiêm túc" hướng tới việc thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc cũng như xét xử những người có liên quan đến cái chết của người biểu tình mới đây.
Liên minh này cũng nhắc lại các yêu sách đã nêu ra trước đây, trong đó có việc bổ nhiệm Tổng công tố mới theo quy định của Hiến pháp, sửa đổi văn kiện gây tranh cãi này, hoãn cuộc bầu cử quốc hội sắp tới, đảm bảo sự giám sát của ngành tư pháp và các tổ chức quốc tế trong cuộc bầu cử quốc hội./.
(TTXVN)