Ngày 12/12, Mặt trận Cứu quốc (NSF) đối lập ở Ai Cập thông báo họ sẽ tham gia cuộc trưng cầu ý dân về bản dự thảo Hiến pháp vào ngày 15/12 tới, song sẽ nói "không" với văn bản này.
[Ai Cập công bố thời điểm diễn ra trưng cầu ý dân]
Phát biểu trước đám đông ở thủ đô Cairo, cựu Chủ tịch Liên đoàn Arập Amr Moussa, một thành viên thuộc NSF, cho biết tuyên bố NSF sẽ tham gia cuộc trưng cầu ý dân, song sẽ bác bỏ văn bản này, đồng thời kêu gọi mọi người dân Ai Cập bỏ phiếu phản đối dự thảo Hiến pháp mới.
Mặc dù lực lượng đối lập từ lâu nay vẫn kêu gọi hoãn cuộc trưng cầu ý dân về dự thảo Hiến pháp mới, song ông Moussa cho biết họ đã quyết định tham gia miễn sao cuộc trưng cầu ý dân phải được giám sát bởi "bộ máy tư pháp minh bạch."
Ai Cập sẽ tiến hành trưng cầu ý dân về bản dự thảo Hiến pháp gây nhiều tranh cãi vào ngày 15/12 và 22/12 bất chấp phe đối lập kêu gọi biểu tình trên toàn quốc và đề nghị hoãn lại cho tới khi các bên đạt được một thỏa hiệp.
Bản dự thảo Hiến pháp được Hội đồng Lập hiến Ai Cập thông qua hồi tháng trước đã trở thành tiêu điểm của cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất ở quốc gia này kể từ khi Tổng thống Mohamed Morsi đắc cử hồi tháng Sáu. Các cuộc biểu tình của lực lượng chống đối và những người ủng hộ tổng thống diễn ra hầu như hàng ngày tại thủ đô Cairo. Đụng độ cũng phát sinh giữa phe Hồi giáo đang kiểm soát quyền lực với phe đối lập thế tục mà nghiêm trọng nhất là vụ việc đêm 5/12 trước Phủ Tổng thống làm ít nhất 7 người thiệt mạng, hàng trăm người bị thương.
[Ai Cập kêu gọi lực lượng chính trị đối thoại dân tộc]
Cùng ngày 12/12, một người phát ngôn lực lượng quân đội Ai Cập cho biết cuộc đối thoại dân tộc theo đề xuất của Bộ trưởng Quốc phòng nước này đã bị hoãn do sự hưởng ứng tham gia "chưa đủ mạnh" của các đảng phái và lực lượng chính trị.
Theo người phát ngôn này, việc đáp lại lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi về cuộc đối thoại dân tộc đã "không được như dự kiến."
Ông al-Sisi đã hoan nghênh việc một số lực lượng quốc gia hưởng ứng cuộc đối thoại này và nhắc lại lời mời với tất cả lực lượng chính trị và quốc gia cũng như mọi người dân Ai Cập để làm việc vì lợi ích tốt nhất cho đất nước trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay.
Trước đó, ngày 11/12, trước tình hình bất ổn leo thang nghiêm trọng, quân đội Ai Cập đã kêu gọi các lực lượng chính trị tham gia đối thoại dân tộc nhằm tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay. Thời điểm diễn ra cuộc đối thoại dân tộc được Bộ trưởng Quốc phòng al-Sisi đề xuất vào 14 giờ 30 ngày 12/12 (giờ địa phương). Tổng thống Mohamed Morsi và tổ chức Anh em Hồi giáo đã đồng ý tham gia. Cựu Chủ tịch Liên đoàn Arập Amr Moussa cho biết các thủ lĩnh phe đối lập cũng đã quyết định tham gia cuộc đối thoại này./.
[Ai Cập công bố thời điểm diễn ra trưng cầu ý dân]
Phát biểu trước đám đông ở thủ đô Cairo, cựu Chủ tịch Liên đoàn Arập Amr Moussa, một thành viên thuộc NSF, cho biết tuyên bố NSF sẽ tham gia cuộc trưng cầu ý dân, song sẽ bác bỏ văn bản này, đồng thời kêu gọi mọi người dân Ai Cập bỏ phiếu phản đối dự thảo Hiến pháp mới.
Mặc dù lực lượng đối lập từ lâu nay vẫn kêu gọi hoãn cuộc trưng cầu ý dân về dự thảo Hiến pháp mới, song ông Moussa cho biết họ đã quyết định tham gia miễn sao cuộc trưng cầu ý dân phải được giám sát bởi "bộ máy tư pháp minh bạch."
Ai Cập sẽ tiến hành trưng cầu ý dân về bản dự thảo Hiến pháp gây nhiều tranh cãi vào ngày 15/12 và 22/12 bất chấp phe đối lập kêu gọi biểu tình trên toàn quốc và đề nghị hoãn lại cho tới khi các bên đạt được một thỏa hiệp.
Bản dự thảo Hiến pháp được Hội đồng Lập hiến Ai Cập thông qua hồi tháng trước đã trở thành tiêu điểm của cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất ở quốc gia này kể từ khi Tổng thống Mohamed Morsi đắc cử hồi tháng Sáu. Các cuộc biểu tình của lực lượng chống đối và những người ủng hộ tổng thống diễn ra hầu như hàng ngày tại thủ đô Cairo. Đụng độ cũng phát sinh giữa phe Hồi giáo đang kiểm soát quyền lực với phe đối lập thế tục mà nghiêm trọng nhất là vụ việc đêm 5/12 trước Phủ Tổng thống làm ít nhất 7 người thiệt mạng, hàng trăm người bị thương.
[Ai Cập kêu gọi lực lượng chính trị đối thoại dân tộc]
Cùng ngày 12/12, một người phát ngôn lực lượng quân đội Ai Cập cho biết cuộc đối thoại dân tộc theo đề xuất của Bộ trưởng Quốc phòng nước này đã bị hoãn do sự hưởng ứng tham gia "chưa đủ mạnh" của các đảng phái và lực lượng chính trị.
Theo người phát ngôn này, việc đáp lại lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi về cuộc đối thoại dân tộc đã "không được như dự kiến."
Ông al-Sisi đã hoan nghênh việc một số lực lượng quốc gia hưởng ứng cuộc đối thoại này và nhắc lại lời mời với tất cả lực lượng chính trị và quốc gia cũng như mọi người dân Ai Cập để làm việc vì lợi ích tốt nhất cho đất nước trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay.
Trước đó, ngày 11/12, trước tình hình bất ổn leo thang nghiêm trọng, quân đội Ai Cập đã kêu gọi các lực lượng chính trị tham gia đối thoại dân tộc nhằm tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay. Thời điểm diễn ra cuộc đối thoại dân tộc được Bộ trưởng Quốc phòng al-Sisi đề xuất vào 14 giờ 30 ngày 12/12 (giờ địa phương). Tổng thống Mohamed Morsi và tổ chức Anh em Hồi giáo đã đồng ý tham gia. Cựu Chủ tịch Liên đoàn Arập Amr Moussa cho biết các thủ lĩnh phe đối lập cũng đã quyết định tham gia cuộc đối thoại này./.
(TTXVN)