Ngày 25/9, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng với diện tích tự nhiên khoảng 3,96 triệu ha.
Phạm vi quy hoạch 13 tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu cụ thể của Quy hoạch là góp phần đảm bảo an toàn dân sinh, sản xuất, cơ sở hạ tầng cho khoảng 32 triệu dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long (số liệu ước tính đến năm 2050), trong đó khoảng 20 triệu dân vùng ngập lũ và 12 triệu dân vùng ven biển.
Bên cạnh đó, từng bước hoàn thiện hệ thống thủy lợi, chủ động cấp nước, tiêu thoát nước, kiểm soát lũ, kiểm soát mặn ổn định cho khoảng 1,8 triệu ha đất lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long; chủ động nguồn nước đảm bảo lịch thời vụ và quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đề xuất giải pháp cung cấp nước ngọt, nước mặn ổn định và bền vững cho khoảng 0,7 triệu ha diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước ngọt trong vùng.
Hoàn chỉnh hệ thống đê biển, đê sông, hệ thống cống điều tiết nhằm ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích; khai thác thế mạnh về sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản, trồng và chế biến các loại trái cây đem lại hiệu quả cao.
Tổng kinh phí dự kiến thực hiện quy hoạch khoảng 171.700 tỷ đồng.
Quy hoạch cũng đề ra giải pháp công trình cho từng vùng: Vùng Tả sông Tiền (Đồng Tháp Mười và Đông Vàm Cỏ Đông); vùng giữa sông Tiền, sông Hậu; vùng Tứ giác Long Xuyên; vùng Bán đảo Cà Mau.
Trong đó, với vùng Tả sông Tiền, để kiểm soát lũ và triều cường, phối hợp công trình trữ ngọt và ngăn mặn trên sông Vàm Cỏ để giải quyết ngập lũ, triều bằng cách tăng khả năng thoát lũ qua cống và ngăn đỉnh triều cường.
Bên cạnh đó, Vùng trung tâm Đồng Tháp Mười, các phương án lũ, chậm lũ theo bậc thang các kênh trục thoát lũ được thực hiện trong giai đoạn trước mắt. Khi có cống trên sông Vàm Cỏ sẽ tăng khả năng trữ ngọt, hạn chế xâm nhập mặn và tăng khả năng thoát lũ. Xây dựng hệ thống cống kiểm soát lũ trên kênh Tân Thành - Lò Gạch; tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống đê ven biển khép kín từ cửa Tiểu đến công trình trên sông Vàm Cỏ.
Với vùng Tứ giác Long Xuyên, để cấp nước và kiểm soát mặn, đầu tư xây dựng 8 cống dọc sông Hậu và mở rộng một số kênh trục để tăng khả năng chuyển nước vào nội đồng và tăng nguồn nước ngọt cho nuôi trồng thủy sản dải ven biển (Cống kênh Chắc Cà Đao; An Hòa; Bình Phú; Ba Thê; Mười Châu Phú; Tri Tôn; Cần Thảo và cống kênh Số 2). Xây dựng 5 cống Tà Xăng, Tam Bản, Tà Lúa, Cầu số 1, Rạch Giá.
Bên cạnh giải pháp đầu tư các công trình, Quy hoạch cũng sẽ thực hiện chương trình trồng rừng ngập mặn ven biển và bảo vệ các khu vườn quốc gia tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long; trồng cây chắn sóng đối với các khu vực đê bao chống lũ triệt để ở các khu vực ngập lũ.
Tuyên truyền, cảnh báo và có giải pháp cho người dân khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng do ngập lũ, sạt lở, hạn hán, xâm nhập mặn nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu - nước biển dâng. Rà soát, chủ động di dời dân cư đang sinh sống ở khu vực ven sông, kênh rạch có nguy cơ sạt lở cao.
Nghiên cứu, đánh giá tổng thể diễn biến sạt lở bờ hệ thống sông Tiền, sông Hậu trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng để đề xuất phương án bảo vệ các thành phố, thị xã, khu vực dân cư tập trung./.
Phạm vi quy hoạch 13 tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu cụ thể của Quy hoạch là góp phần đảm bảo an toàn dân sinh, sản xuất, cơ sở hạ tầng cho khoảng 32 triệu dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long (số liệu ước tính đến năm 2050), trong đó khoảng 20 triệu dân vùng ngập lũ và 12 triệu dân vùng ven biển.
Bên cạnh đó, từng bước hoàn thiện hệ thống thủy lợi, chủ động cấp nước, tiêu thoát nước, kiểm soát lũ, kiểm soát mặn ổn định cho khoảng 1,8 triệu ha đất lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long; chủ động nguồn nước đảm bảo lịch thời vụ và quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đề xuất giải pháp cung cấp nước ngọt, nước mặn ổn định và bền vững cho khoảng 0,7 triệu ha diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước ngọt trong vùng.
Hoàn chỉnh hệ thống đê biển, đê sông, hệ thống cống điều tiết nhằm ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích; khai thác thế mạnh về sản xuất lúa, nuôi trồng thủy sản, trồng và chế biến các loại trái cây đem lại hiệu quả cao.
Tổng kinh phí dự kiến thực hiện quy hoạch khoảng 171.700 tỷ đồng.
Quy hoạch cũng đề ra giải pháp công trình cho từng vùng: Vùng Tả sông Tiền (Đồng Tháp Mười và Đông Vàm Cỏ Đông); vùng giữa sông Tiền, sông Hậu; vùng Tứ giác Long Xuyên; vùng Bán đảo Cà Mau.
Trong đó, với vùng Tả sông Tiền, để kiểm soát lũ và triều cường, phối hợp công trình trữ ngọt và ngăn mặn trên sông Vàm Cỏ để giải quyết ngập lũ, triều bằng cách tăng khả năng thoát lũ qua cống và ngăn đỉnh triều cường.
Bên cạnh đó, Vùng trung tâm Đồng Tháp Mười, các phương án lũ, chậm lũ theo bậc thang các kênh trục thoát lũ được thực hiện trong giai đoạn trước mắt. Khi có cống trên sông Vàm Cỏ sẽ tăng khả năng trữ ngọt, hạn chế xâm nhập mặn và tăng khả năng thoát lũ. Xây dựng hệ thống cống kiểm soát lũ trên kênh Tân Thành - Lò Gạch; tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống đê ven biển khép kín từ cửa Tiểu đến công trình trên sông Vàm Cỏ.
Với vùng Tứ giác Long Xuyên, để cấp nước và kiểm soát mặn, đầu tư xây dựng 8 cống dọc sông Hậu và mở rộng một số kênh trục để tăng khả năng chuyển nước vào nội đồng và tăng nguồn nước ngọt cho nuôi trồng thủy sản dải ven biển (Cống kênh Chắc Cà Đao; An Hòa; Bình Phú; Ba Thê; Mười Châu Phú; Tri Tôn; Cần Thảo và cống kênh Số 2). Xây dựng 5 cống Tà Xăng, Tam Bản, Tà Lúa, Cầu số 1, Rạch Giá.
Bên cạnh giải pháp đầu tư các công trình, Quy hoạch cũng sẽ thực hiện chương trình trồng rừng ngập mặn ven biển và bảo vệ các khu vườn quốc gia tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long; trồng cây chắn sóng đối với các khu vực đê bao chống lũ triệt để ở các khu vực ngập lũ.
Tuyên truyền, cảnh báo và có giải pháp cho người dân khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng do ngập lũ, sạt lở, hạn hán, xâm nhập mặn nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu - nước biển dâng. Rà soát, chủ động di dời dân cư đang sinh sống ở khu vực ven sông, kênh rạch có nguy cơ sạt lở cao.
Nghiên cứu, đánh giá tổng thể diễn biến sạt lở bờ hệ thống sông Tiền, sông Hậu trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng để đề xuất phương án bảo vệ các thành phố, thị xã, khu vực dân cư tập trung./.
(TTXVN)