Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, theo kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2012-2013, dự kiến các tỉnh phía Nam gieo sạ 1,697 triệu ha, năng suất đạt 6,78 tấn/ha, sản lượng ước đạt 11,510 triệu tấn.
Trong đó, các tỉnh Đông Nam bộ gieo sạ 122.000 ha; các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo sạ 1,575 triệu ha.
Cụ thể, thời vụ xuống giống lúa Đông Xuân của các tỉnh phía Nam sẽ có hai đợt chính. Đợt 1 từ ngày 20/11 đến ngày 7/12/2012 (tức từ mùng 7/10 đến 24/10 âm lịch); Đợt 2 từ ngày 17/12/2012 đến ngày 5/1/2013 (tức từ mùng 5/11 đến 24/11 âm lịch).
Một số vùng khó khăn về thời vụ có thể kéo dài đến 20/1/2013 (tức mùng 9/12/2012 âm lịch).
Các địa phương cần theo dõi chặt chẽ rầy nâu tại chỗ và dự báo rầy nâu di trú của cơ quan bảo vệ thực vật và tình hình khí tượng thủy văn để bố trí thời vụ xuống giống vụ Đông Xuân cho phù hợp, tuân thủ theo xuống giống tập trung né rầy trong từng cánh đồng, từng khu vực và trong toàn vùng.
Về cơ cấu giống, Cục Trồng trọt khuyến cáo các địa phương sử dụng nhóm giống lúa chủ lực (diện tích trên 30.000ha/vụ): OM 4900, OM 6976, Jasmine 85, IR 50404...; nhóm giống lúa bổ sung (diện tích từ 10.000 - 30.000ha/vụ): OM 4218, OM 2395, OM 2717...; nhóm giống lúa thơm, đặc sản: Jasmine 85, VD20, ST5, nếp IR4625...; nhóm giống cao sản chất lượng cao cho xuất khẩu: OM 4900, OM6976, OM 5451...
Ngoài ra, Cục Trồng trọt cũng khuyến cáo các địa phương tuân thủ lịch thời vụ, thực hiện xuống giống đồng loạt, tập trung theo từng vùng, từng cánh đồng; Tăng cường công tác sản xuất giống lúa và đa dạng các hình thức sản xuất giống cung ứng cho sản xuất, có sự hỗ trợ mạnh hơn nữa với hệ thống nhân giống nông hộ, đẩy nhanh tiến độ sử dụng giống lúa xác nhận I và xác nhận II trong sản xuất.
Cục cũng hạn chế và quản lý chặt chẽ việc phóng thích các giống lúa mới chưa được công nhận trong sản xuất; Khuyến cáo việc sử dụng các giống lúa chống, chịu được mặn, hạn, phèn ở những vùng có nguy cơ xâm nhập mặn và hạn vào cuối vụ; Đẩy mạnh thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp, các biện pháp phơi sấy, tồn trữ phù hợp với từng vùng. Đây là một trong những khâu quan trọng nhất trong giảm thất thoát, giảm chi phí thu hoạch và nâng cao phẩm chất cơ học cho lúa./.
Trong đó, các tỉnh Đông Nam bộ gieo sạ 122.000 ha; các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo sạ 1,575 triệu ha.
Cụ thể, thời vụ xuống giống lúa Đông Xuân của các tỉnh phía Nam sẽ có hai đợt chính. Đợt 1 từ ngày 20/11 đến ngày 7/12/2012 (tức từ mùng 7/10 đến 24/10 âm lịch); Đợt 2 từ ngày 17/12/2012 đến ngày 5/1/2013 (tức từ mùng 5/11 đến 24/11 âm lịch).
Một số vùng khó khăn về thời vụ có thể kéo dài đến 20/1/2013 (tức mùng 9/12/2012 âm lịch).
Các địa phương cần theo dõi chặt chẽ rầy nâu tại chỗ và dự báo rầy nâu di trú của cơ quan bảo vệ thực vật và tình hình khí tượng thủy văn để bố trí thời vụ xuống giống vụ Đông Xuân cho phù hợp, tuân thủ theo xuống giống tập trung né rầy trong từng cánh đồng, từng khu vực và trong toàn vùng.
Về cơ cấu giống, Cục Trồng trọt khuyến cáo các địa phương sử dụng nhóm giống lúa chủ lực (diện tích trên 30.000ha/vụ): OM 4900, OM 6976, Jasmine 85, IR 50404...; nhóm giống lúa bổ sung (diện tích từ 10.000 - 30.000ha/vụ): OM 4218, OM 2395, OM 2717...; nhóm giống lúa thơm, đặc sản: Jasmine 85, VD20, ST5, nếp IR4625...; nhóm giống cao sản chất lượng cao cho xuất khẩu: OM 4900, OM6976, OM 5451...
Ngoài ra, Cục Trồng trọt cũng khuyến cáo các địa phương tuân thủ lịch thời vụ, thực hiện xuống giống đồng loạt, tập trung theo từng vùng, từng cánh đồng; Tăng cường công tác sản xuất giống lúa và đa dạng các hình thức sản xuất giống cung ứng cho sản xuất, có sự hỗ trợ mạnh hơn nữa với hệ thống nhân giống nông hộ, đẩy nhanh tiến độ sử dụng giống lúa xác nhận I và xác nhận II trong sản xuất.
Cục cũng hạn chế và quản lý chặt chẽ việc phóng thích các giống lúa mới chưa được công nhận trong sản xuất; Khuyến cáo việc sử dụng các giống lúa chống, chịu được mặn, hạn, phèn ở những vùng có nguy cơ xâm nhập mặn và hạn vào cuối vụ; Đẩy mạnh thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp, các biện pháp phơi sấy, tồn trữ phù hợp với từng vùng. Đây là một trong những khâu quan trọng nhất trong giảm thất thoát, giảm chi phí thu hoạch và nâng cao phẩm chất cơ học cho lúa./.
Thành Trung (TTXVN)