Philippines có thể xuất khẩu các sản phẩm may mặc, da và thủy sản sang Liên minh châu Âu theo chương trình thương mại ưu đãi của EU nhằm mục đích hỗ trợ các nền kinh tế kém phát triển.
Tin tức cho hay hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập sửa đổi (GSP+) này sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2014.
Quy định mới đó của EU sẽ cho phép ba nước Pakistan, Philippines và Ukraine áp dụng mức thuế suất 0% đối với một số mặt hàng xuất khẩu sang thị trường EU theo chương trình ưu đãi GSP+.
Theo Thứ trưởng Bộ Thương mại Philippines Adrian Cristobal Jr, đây là lần đầu tiên Philippines được đưa vào danh sách hưởng GSP+.
Ông cho biết, các số liệu của EU cho thấy khối này đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Philippines trong giai đoạn năm năm 2007-2011, chiếm hơn 17% tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia Đông Nam Á này.
Tiếp theo là Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) với thị phần 17,2%, Mỹ 16,8% và Nhật Bản 15,6%.
Xuất khẩu của Philippines sang EU đã tăng 40% và đạt 5,4 tỷ euro trong năm 2010, so với 3,8 tỷ euro năm 2009. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của Philippines từ EU tăng hơn 26% lên hơn 3,7 tỷ euro.
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập sửa đổi loại bỏ ưu đãi thuế quan nhập khẩu hàng hóa của EU từ các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người vượt quá 4.000 USD.
Điều này cho thấy nhiều nước thụ hưởng GSP, trong đó có Nga, Brazil và Arập Xêút, giờ đây phải cạnh tranh bình đẳng với EU trên thị trường thế giới.
Quy chế GSP mới của EU sẽ làm giảm số lượng nước được hưởng ưu đãi GSP từ 176 xuống còn 75. Nó cũng sẽ làm giảm tổng kim ngạch nhập khẩu đáp ứng điều kiện ưu đãi của EU từ 60 tỷ euro năm 2009 xuống khoảng 37,7 tỷ euro vào năm 2014, tạo khả năng tăng ưu đãi cho các đối tượng còn lại./.
Tin tức cho hay hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập sửa đổi (GSP+) này sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2014.
Quy định mới đó của EU sẽ cho phép ba nước Pakistan, Philippines và Ukraine áp dụng mức thuế suất 0% đối với một số mặt hàng xuất khẩu sang thị trường EU theo chương trình ưu đãi GSP+.
Theo Thứ trưởng Bộ Thương mại Philippines Adrian Cristobal Jr, đây là lần đầu tiên Philippines được đưa vào danh sách hưởng GSP+.
Ông cho biết, các số liệu của EU cho thấy khối này đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Philippines trong giai đoạn năm năm 2007-2011, chiếm hơn 17% tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia Đông Nam Á này.
Tiếp theo là Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) với thị phần 17,2%, Mỹ 16,8% và Nhật Bản 15,6%.
Xuất khẩu của Philippines sang EU đã tăng 40% và đạt 5,4 tỷ euro trong năm 2010, so với 3,8 tỷ euro năm 2009. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của Philippines từ EU tăng hơn 26% lên hơn 3,7 tỷ euro.
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập sửa đổi loại bỏ ưu đãi thuế quan nhập khẩu hàng hóa của EU từ các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người vượt quá 4.000 USD.
Điều này cho thấy nhiều nước thụ hưởng GSP, trong đó có Nga, Brazil và Arập Xêút, giờ đây phải cạnh tranh bình đẳng với EU trên thị trường thế giới.
Quy chế GSP mới của EU sẽ làm giảm số lượng nước được hưởng ưu đãi GSP từ 176 xuống còn 75. Nó cũng sẽ làm giảm tổng kim ngạch nhập khẩu đáp ứng điều kiện ưu đãi của EU từ 60 tỷ euro năm 2009 xuống khoảng 37,7 tỷ euro vào năm 2014, tạo khả năng tăng ưu đãi cho các đối tượng còn lại./.
Kim Dung (TTXVN)