Các tập đoàn kinh doanh nông nghiệp chủ chốt của Philippines, Myanmar và Thái Lan đã thành lập một hiệp hội lúa gạo để phát triển chuỗi cung ứng gạo trong khu vực Đông Nam Á bằng cách sử dụng công nghệ giống lai độc quyền và chất lượng cao của tập đoàn SL Agritech Corp của Philippines.
Henry Lim Bon Liong, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành SL Agritech, cho biết vài tuần trước tập đoàn đã ký một Bản ghi nhớ (MOU) với tập đoàn IBTC của Myanmar và công ty Capital Rice của Thái Lan nhằm thiết lập quan hệ đối tác khu vực tư nhân của ba quốc gia.
Sự hợp tác nhằm thiết lập một "hiệp hội lúa gạo lớn nhất" trong khu vực. Theo đó, SL Agritech sẽ đóng góp công nghệ và giống lúa cho hiệp hội trong khi đối tác Myanmar sẽ cung cấp đất để sản xuất, còn Thái Lan sẽ xử lý tiếp thị toàn cầu.
Bản MOU quy định việc tiến hành các nghiên cứu khả thi để xác định đất cho sản xuất và hoàn thiện chi tiết mối quan hệ đối tác vào cuối tháng 12 năm nay.
Cơ sở sản xuất của hiệp hội sẽ đặt ở Myanmar, nơi có chi phí rất thấp và Chính phủ cung cấp nhiều ưu đãi về thuế.
Ông Lim cho biết, tập đoàn đối tác IBTC là nhà sản xuất hàng đầu của Myanmar, tiếp thị và phân phối các loại đồ uống có cồn.
Còn Capital Rice, một nhánh của tập đoàn STC, là một trong những nhà xuất khẩu gạo hàng đầu của Thái Lan. Ước tính xuất khẩu của đối tác Thái Lan đạt 2,2 triệu tấn trong năm 2011, trong khi trung bình hàng năm là khoảng 1,8 triệu tấn.
Ông Lim cũng cho biết đầu tư ban đầu cho hiệp hội sẽ không quá lớn, khoảng từ 10-20 triệu USD, và dự kiến liên doanh sẽ bắt đầu hoạt động vào năm tới./.
Henry Lim Bon Liong, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành SL Agritech, cho biết vài tuần trước tập đoàn đã ký một Bản ghi nhớ (MOU) với tập đoàn IBTC của Myanmar và công ty Capital Rice của Thái Lan nhằm thiết lập quan hệ đối tác khu vực tư nhân của ba quốc gia.
Sự hợp tác nhằm thiết lập một "hiệp hội lúa gạo lớn nhất" trong khu vực. Theo đó, SL Agritech sẽ đóng góp công nghệ và giống lúa cho hiệp hội trong khi đối tác Myanmar sẽ cung cấp đất để sản xuất, còn Thái Lan sẽ xử lý tiếp thị toàn cầu.
Bản MOU quy định việc tiến hành các nghiên cứu khả thi để xác định đất cho sản xuất và hoàn thiện chi tiết mối quan hệ đối tác vào cuối tháng 12 năm nay.
Cơ sở sản xuất của hiệp hội sẽ đặt ở Myanmar, nơi có chi phí rất thấp và Chính phủ cung cấp nhiều ưu đãi về thuế.
Ông Lim cho biết, tập đoàn đối tác IBTC là nhà sản xuất hàng đầu của Myanmar, tiếp thị và phân phối các loại đồ uống có cồn.
Còn Capital Rice, một nhánh của tập đoàn STC, là một trong những nhà xuất khẩu gạo hàng đầu của Thái Lan. Ước tính xuất khẩu của đối tác Thái Lan đạt 2,2 triệu tấn trong năm 2011, trong khi trung bình hàng năm là khoảng 1,8 triệu tấn.
Ông Lim cũng cho biết đầu tư ban đầu cho hiệp hội sẽ không quá lớn, khoảng từ 10-20 triệu USD, và dự kiến liên doanh sẽ bắt đầu hoạt động vào năm tới./.
Kim Dung (TTXVN)