Chứng khoán Mỹ đã khép lại một tuần giao dịch khởi sắc nhất kể từ đầu năm nhờ các số liệu kinh tế lạc quan của Mỹ đã lấn át các thông tin trái chiều từ khối doanh nghiệp khi mùa công bố lợi nhuận hàng quý gần kết thúc.
Báo cáo việc làm của Bộ Lao động Mỹ cho thấy trong tháng đầu tiên của năm 2012, nền kinh tế Mỹ đã tạo thêm được 243.000 việc làm mới, mức tăng mạnh nhất trong 9 tháng qua, và tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 12/2011 giảm xuống 8,3%, mức thấp nhất từ tháng 2/2009, càng làm giới đầu tư thêm lạc quan hơn về sự phục hồi vốn mong manh của nền kinh tế số một thế giới.
Chính tâm lý đó đã giúp Phố Wall bứt phá mạnh mẽ và có một phiên cuối tuần 3/2 thăng hoa với chỉ số Dow Jones lên mức cao nhất trong gần 4 năm qua, S& P 500 lên cao nhất trong hơn 6 tháng và Nasdaq đạt mức kỷ lục trong 11 năm qua.
Kết thúc phiên cuối tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 156,82 điểm, tương đương 1,23% và đóng cửa ở mức 12.860,23 điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq ghi thêm 45,98 điểm (1,16%), lên 2.905,66, trong khi chỉ số S&P 500 tăng 19,36 điểm (1,46%) lên 1.344,9 điểm.
Trong phiên này có tới hơn 450 cổ phiếu của tất cả các ngành chạm kỷ lục trong 52 tuần qua, đánh dấu mức cao nhất kể từ tháng 7/2011. Trong đó, dẫn đầu là cổ phiếu của Bank of America với 5,2%; còn cổ phiếu của Alcoa và Caterpillar đều tăng 3,3%. Ngoài ra, giá cổ phiếu của các tập đoàn danh tiếng như Apple, United Parcel Service, Yum Brands và MasterCard cũng đồng loạt tăng mạnh.
Nhờ đó tính chung cả tuần Dow Jones ghi được 1,59% để đóng tuần ở mức cao nhất kể từ ngày 19/5/2008, thời điểm chỉ số này bắt đầu đà tuột dốc khi bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ. Chỉ số S&P 500 cũng ghi nhận mức tăng khoảng 2,17% và cách mức đỉnh trong 52 tuần qua (1.370,58 điểm) không xa. Chỉ số Nasdaq đã vươn tới mức cao nhất trong 11 năm qua sau khi đạt mức tăng 3,16% trong cả tuần.
Tuy nhiên, giới phân tích vẫn tỏ ra thận trọng về đà tăng của thị trường trong thời gian tới. Theo chuyên gia Lindsey Piegza từ FTN Financial, đà tăng có thể vẫn tiếp diễn, nhưng xu hướng bán ra chứng khoán có nhiều khả năng xuất hiện trong vài tuần tới, chứ không phải vài tháng tới, khi các báo cáo lợi nhuận được các doanh nghiệp công bố, trong đó có Coca-Cola, Pepsi, News Corp, Disney, Cisco và Groupon, không được như kỳ vọng./.
Báo cáo việc làm của Bộ Lao động Mỹ cho thấy trong tháng đầu tiên của năm 2012, nền kinh tế Mỹ đã tạo thêm được 243.000 việc làm mới, mức tăng mạnh nhất trong 9 tháng qua, và tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 12/2011 giảm xuống 8,3%, mức thấp nhất từ tháng 2/2009, càng làm giới đầu tư thêm lạc quan hơn về sự phục hồi vốn mong manh của nền kinh tế số một thế giới.
Chính tâm lý đó đã giúp Phố Wall bứt phá mạnh mẽ và có một phiên cuối tuần 3/2 thăng hoa với chỉ số Dow Jones lên mức cao nhất trong gần 4 năm qua, S& P 500 lên cao nhất trong hơn 6 tháng và Nasdaq đạt mức kỷ lục trong 11 năm qua.
Kết thúc phiên cuối tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 156,82 điểm, tương đương 1,23% và đóng cửa ở mức 12.860,23 điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq ghi thêm 45,98 điểm (1,16%), lên 2.905,66, trong khi chỉ số S&P 500 tăng 19,36 điểm (1,46%) lên 1.344,9 điểm.
Trong phiên này có tới hơn 450 cổ phiếu của tất cả các ngành chạm kỷ lục trong 52 tuần qua, đánh dấu mức cao nhất kể từ tháng 7/2011. Trong đó, dẫn đầu là cổ phiếu của Bank of America với 5,2%; còn cổ phiếu của Alcoa và Caterpillar đều tăng 3,3%. Ngoài ra, giá cổ phiếu của các tập đoàn danh tiếng như Apple, United Parcel Service, Yum Brands và MasterCard cũng đồng loạt tăng mạnh.
Nhờ đó tính chung cả tuần Dow Jones ghi được 1,59% để đóng tuần ở mức cao nhất kể từ ngày 19/5/2008, thời điểm chỉ số này bắt đầu đà tuột dốc khi bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ. Chỉ số S&P 500 cũng ghi nhận mức tăng khoảng 2,17% và cách mức đỉnh trong 52 tuần qua (1.370,58 điểm) không xa. Chỉ số Nasdaq đã vươn tới mức cao nhất trong 11 năm qua sau khi đạt mức tăng 3,16% trong cả tuần.
Tuy nhiên, giới phân tích vẫn tỏ ra thận trọng về đà tăng của thị trường trong thời gian tới. Theo chuyên gia Lindsey Piegza từ FTN Financial, đà tăng có thể vẫn tiếp diễn, nhưng xu hướng bán ra chứng khoán có nhiều khả năng xuất hiện trong vài tuần tới, chứ không phải vài tháng tới, khi các báo cáo lợi nhuận được các doanh nghiệp công bố, trong đó có Coca-Cola, Pepsi, News Corp, Disney, Cisco và Groupon, không được như kỳ vọng./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)