Bất chấp các báo cáo lợi nhuận mờ nhạt của khối doanh nghiệp Mỹ trong quý II/2013, Phố Wall vẫn mở đầu tuần mới (ngày 22/7) trong "sắc xanh." Tuy nhiên, sức tăng của các chỉ số chính đã bị hạn chế đáng kể do hoạt động mua vào kém sôi động của giới đầu tư.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng nhẹ 1,81 điểm, tương đương 0,01%, lên 15.545,55 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng "nhích" 3,44 điểm (0,20%), lên 1.695,53 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tiến thêm 12,77 điểm (0,36%), đóng cửa ở mức 3.600,39 điểm.
Giới đầu tư không mấy ấn tượng với hầu hết các báo cáo lợi nhuận của khối doanh nghiệp Mỹ trong ngày 22/7. Kết quả kinh doanh quý II/2013 của McDonald's- tập đoàn niêm yết thuộc Dow Jones, là mã cổ phiếu mới nhất gây thất vọng, sau khi một loạt tập đoàn danh tiếng khác như Coca-Cola, Google và Microsoft cũng vừa công bố các báo cáo lợi nhuận không được như dự kiến vào cuối tuần trước.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn kiên cường đi lên trong phiên giao dịch đầu tuần nhờ dư âm của diễn biến tích cực của thị trường từ tuần trước và tâm lý hứng khởi của giới đầu tư khi chờ đợi những thông tin kinh tế vĩ mô mới trong tuần này nhằm định hướng kinh doanh.
Cũng trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu lại biến động không đồng nhất, khi các nhà đầu tư tỏ ra thờ ơ sau diễn biến có phần ảm đạm tại Phố Wall, giữa bối cảnh các số liệu kinh tế quan trọng có sức chi phối thị trường đang trở nên khan hiếm. Tuy nhiên, chỉ số FTSEurofirst 300 của châu Âu đã có lúc "vọt" lên mức 1.210,70 điểm- cao nhất kể từ đầu tháng 6/2013, nhờ kết quả kinh doanh tốt hơn dự kiến trong nửa đầu năm nay của ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS, khiến triển vọng kinh doanh của ngành ngân hàng châu Âu nói chung trở nên sáng sủa hơn.
UBS cho biết ngân hàng đã giải quyết tranh chấp với Cơ quan tài chính nhà đất liên bang Mỹ (FHFA) về việc bán các chứng khoán được đảm bảo bằng các tài sản thế chấp và đã trả 100 triệu franc cho Anh theo các điều khoản về thỏa thuận thuế giữa hai nước. Mặc dù UBS sẽ phải dành ra 865 triệu franc (919 triệu USD) để dự trù cho các khoản chi phí pháp lý, song ngân hàng này vẫn hy vọng đạt mức lợi nhuận ròng 690 triệu franc trong quý II/2013, so với con số 425 triệu franc cùng kỳ năm ngoái.
Kết thúc phiên này, tại Luân Đôn, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,11%, xuống 6.623,17 điểm. Tại thị trường Pari, chỉ số CAC của Pháp lại tăng 0,37%, lên 3.939,92 điểm. Trong khi tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 của Đức lại đi ngang, đứng ở mức 8.331,06 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 23/7 tại thị trường châu Á, hầu hết các chỉ số chứng khoán đồng loạt lên điểm, sau khi Chính phủ Mỹ công bố báo cáo vào cuối ngày 22/7 cho hay doanh số bán nhà hiện có của nước này trong tháng 6/2013 đã giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2012, xuống còn 5,08 triệu căn. Con số này thấp hơn 5,15 triệu căn ghi nhận trong tháng Năm và càng thấp hơn mức dự báo của giới phân tích là 5,28 triệu căn.
Thông tin này mặc dù là không khả quan đối với thị trường nhà đất của Mỹ song lại khiến giới đầu tư vững tin hơn vào khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ tiếp tục duy trì các chương trình kích thích kinh tế trong một thời gian nữa. Mở cửa phiên, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 35,98 điểm (0,25%), lên 14.694,25 điểm.
Tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng và Shanghai Composite của Hong Kong và Thượng Hải cũng lần lượt tăng 100,70 điểm (0,47%) và 4,61 điểm (0,23%), lên 21.517,20 điểm và 2.009,37 điểm.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng nhẹ 1,81 điểm, tương đương 0,01%, lên 15.545,55 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng "nhích" 3,44 điểm (0,20%), lên 1.695,53 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tiến thêm 12,77 điểm (0,36%), đóng cửa ở mức 3.600,39 điểm.
Giới đầu tư không mấy ấn tượng với hầu hết các báo cáo lợi nhuận của khối doanh nghiệp Mỹ trong ngày 22/7. Kết quả kinh doanh quý II/2013 của McDonald's- tập đoàn niêm yết thuộc Dow Jones, là mã cổ phiếu mới nhất gây thất vọng, sau khi một loạt tập đoàn danh tiếng khác như Coca-Cola, Google và Microsoft cũng vừa công bố các báo cáo lợi nhuận không được như dự kiến vào cuối tuần trước.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn kiên cường đi lên trong phiên giao dịch đầu tuần nhờ dư âm của diễn biến tích cực của thị trường từ tuần trước và tâm lý hứng khởi của giới đầu tư khi chờ đợi những thông tin kinh tế vĩ mô mới trong tuần này nhằm định hướng kinh doanh.
Cũng trong phiên này, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu lại biến động không đồng nhất, khi các nhà đầu tư tỏ ra thờ ơ sau diễn biến có phần ảm đạm tại Phố Wall, giữa bối cảnh các số liệu kinh tế quan trọng có sức chi phối thị trường đang trở nên khan hiếm. Tuy nhiên, chỉ số FTSEurofirst 300 của châu Âu đã có lúc "vọt" lên mức 1.210,70 điểm- cao nhất kể từ đầu tháng 6/2013, nhờ kết quả kinh doanh tốt hơn dự kiến trong nửa đầu năm nay của ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS, khiến triển vọng kinh doanh của ngành ngân hàng châu Âu nói chung trở nên sáng sủa hơn.
UBS cho biết ngân hàng đã giải quyết tranh chấp với Cơ quan tài chính nhà đất liên bang Mỹ (FHFA) về việc bán các chứng khoán được đảm bảo bằng các tài sản thế chấp và đã trả 100 triệu franc cho Anh theo các điều khoản về thỏa thuận thuế giữa hai nước. Mặc dù UBS sẽ phải dành ra 865 triệu franc (919 triệu USD) để dự trù cho các khoản chi phí pháp lý, song ngân hàng này vẫn hy vọng đạt mức lợi nhuận ròng 690 triệu franc trong quý II/2013, so với con số 425 triệu franc cùng kỳ năm ngoái.
Kết thúc phiên này, tại Luân Đôn, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,11%, xuống 6.623,17 điểm. Tại thị trường Pari, chỉ số CAC của Pháp lại tăng 0,37%, lên 3.939,92 điểm. Trong khi tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX 30 của Đức lại đi ngang, đứng ở mức 8.331,06 điểm.
Sang tới phiên giao dịch ngày 23/7 tại thị trường châu Á, hầu hết các chỉ số chứng khoán đồng loạt lên điểm, sau khi Chính phủ Mỹ công bố báo cáo vào cuối ngày 22/7 cho hay doanh số bán nhà hiện có của nước này trong tháng 6/2013 đã giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2012, xuống còn 5,08 triệu căn. Con số này thấp hơn 5,15 triệu căn ghi nhận trong tháng Năm và càng thấp hơn mức dự báo của giới phân tích là 5,28 triệu căn.
Thông tin này mặc dù là không khả quan đối với thị trường nhà đất của Mỹ song lại khiến giới đầu tư vững tin hơn vào khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ tiếp tục duy trì các chương trình kích thích kinh tế trong một thời gian nữa. Mở cửa phiên, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 35,98 điểm (0,25%), lên 14.694,25 điểm.
Tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng và Shanghai Composite của Hong Kong và Thượng Hải cũng lần lượt tăng 100,70 điểm (0,47%) và 4,61 điểm (0,23%), lên 21.517,20 điểm và 2.009,37 điểm.
Minh Trang (TTXVN)