Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Ba Lan đăng tải trên tạp chí Nature ngày 12/12 cho biết rất có thể lần đầu tiên phomát được tạo ra là từ thiên niên kỷ thứ sáu trước Công nguyên, cách đây khoảng 7.500 năm.
Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích thành phần hóa học các phần còn lại của 34 dụng cụ sàng lọc bằng gốm có niên đại khoảng 7.500 năm, được phát hiện ở Ba Lan để xem người dân thời đó đã sử dụng vật dụng này cho việc gì. Kết quả họ đã phát hiện ra một lượng sữa béo lớn còn đọng lại trên các mảnh gốm, nhiều hơn so với lượng sữa dính vào cốc chén và soong chảo tìm được ở cùng khu khai quật.
Các nhà khoa học cho rằng các bộ lọc bằng gốm trên được sử dụng chính cho việc tách sữa đông giàu chất béo từ sữa lỏng (loại sữa còn lại sau khi sữa chua đã đông lạnh) trong quá trình làm phomát thô.
Giáo sư Richard Evershed thuộc Đại học Bristol cho biết: "Đây là một lý luận có sức thuyết phục cao khi cho rằng các dụng cụ trên được dùng cho việc chế biến phomát."
Ông còn cho biết thêm nhóm nghiên cứu không chắc chắn loại sữa nào đã được dùng để làm phomát, nhưng lại phát hiện có rất nhiều xương gia súc trong khu vực khai quật.
Giáo sư về Khoa học dinh dưỡng và thực phẩm Paul Kindstedt thuộc Đại học Vermont, từng có công trình nghiên cứu về phomát cho biết việc phát hiện ra phomát đã đánh dấu bước phát triển lớn của con người trong thời kỳ đồ đá và tạo ra những lợi ích cuộc sống thiết thực. Điều này cho phép họ chế biến sữa thành các sản phẩm cung cấp năng lượng, giàu protein và khoáng chất thiết yếu.
Vào thời điểm đó, đa số những người trưởng thành không dùng đường sữa (lactose), vì vậy họ chế biến ra phomát (có ít lactose) để tất cả mọi người có thể dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong sữa./.
Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích thành phần hóa học các phần còn lại của 34 dụng cụ sàng lọc bằng gốm có niên đại khoảng 7.500 năm, được phát hiện ở Ba Lan để xem người dân thời đó đã sử dụng vật dụng này cho việc gì. Kết quả họ đã phát hiện ra một lượng sữa béo lớn còn đọng lại trên các mảnh gốm, nhiều hơn so với lượng sữa dính vào cốc chén và soong chảo tìm được ở cùng khu khai quật.
Các nhà khoa học cho rằng các bộ lọc bằng gốm trên được sử dụng chính cho việc tách sữa đông giàu chất béo từ sữa lỏng (loại sữa còn lại sau khi sữa chua đã đông lạnh) trong quá trình làm phomát thô.
Giáo sư Richard Evershed thuộc Đại học Bristol cho biết: "Đây là một lý luận có sức thuyết phục cao khi cho rằng các dụng cụ trên được dùng cho việc chế biến phomát."
Ông còn cho biết thêm nhóm nghiên cứu không chắc chắn loại sữa nào đã được dùng để làm phomát, nhưng lại phát hiện có rất nhiều xương gia súc trong khu vực khai quật.
Giáo sư về Khoa học dinh dưỡng và thực phẩm Paul Kindstedt thuộc Đại học Vermont, từng có công trình nghiên cứu về phomát cho biết việc phát hiện ra phomát đã đánh dấu bước phát triển lớn của con người trong thời kỳ đồ đá và tạo ra những lợi ích cuộc sống thiết thực. Điều này cho phép họ chế biến sữa thành các sản phẩm cung cấp năng lượng, giàu protein và khoáng chất thiết yếu.
Vào thời điểm đó, đa số những người trưởng thành không dùng đường sữa (lactose), vì vậy họ chế biến ra phomát (có ít lactose) để tất cả mọi người có thể dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong sữa./.
Thạch Thảo (Vietnam+)