Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2015, tỷ suất tử vong do tai nạn thương tích tại cộng đồng dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội còn dưới 40/100.000 người; 100% quận, huyện, thị xã củng cố, phát triển mạng lưới và năng lực sơ cấp cứu tai nạn thương tích tại cộng đồng và chăm sóc chấn thương tại các cơ sở y tế; 100% doanh nghiệp có yếu tố nguy hiểm độc hại phải tổ chức được đội cấp cứu tại chỗ.
Để hoàn thành mục tiêu, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Y tế - cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống tai nạn thương tích thành phố chịu trách nhiệm phối hợp với các sở, ban, ngành trong việc triển khai có hiệu quả các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn trên địa bàn.
Cụ thể, các bên cần thường xuyên, liên tục duy trì các hoạt động giáo dục, truyền thông về phòng, chống tai nạn thương tích thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, áp phích, khẩu hiệu, tờ rơi; chú trọng truyền thông trực tiếp qua cộng tác viên truyền thông tại cộng đồng; xây dựng phim tài liệu, băng hình; tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc thi tìm hiểu phòng chống tai nạn thương tích; xây dựng các mô hình truyền thông về phòng, chống tai nạn thương tích cho người thân và gia đình bệnh nhân tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Đồng thời lồng ghép triển khai phòng, chống tai nạn thương tích trong các phong trào tại cộng đồng như gia đình văn hóa, cơ quan văn hóa, làng văn hóa sức khỏe, ngày Sức khỏe thế giới 7/4...
Bên cạnh đó các bên cần củng cố, phát triển mạng lưới và năng lực sơ cấp cứu tai nạn thương tích tại cộng đồng và chăm sóc chấn thương thiết yếu tại các cơ sở y tế như xây dựng và triển khai hoạt động của mạng lưới tình nguyện viên tham gia sơ cấp cứu tai nạn thương tích tại cộng đồng thông qua mạng lưới nhân viên y tế thôn bản và các tình nguyện viên tại cơ sở; xây dựng cộng đồng an toàn phòng chống tai nạn thương tích tại các xã, phường, thị trấn.
Thành phố thành lập một số điểm sơ cấp cứu và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng trong phòng chống tai nạn thương tích của một số quận, huyện, thị xã; duy trì và thành lập các trạm sơ cứu tai nạn giao thông trên các quốc lộ trọng điểm theo quy định; tổ chức các hình thức vận chuyển cấp cứu khác ngoài xe cứu thương như thuyền, môtô, trực thăng...
Thành phố cần củng cố, phát triển mạng lưới và năng lực sơ cấp cứu tai nạn thương tích tại cộng đồng và chăm sóc chấn thương thiết yếu tại các cơ sở y tế; triển khai các mô hình an toàn tại cộng đồng; tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động và phổ biến kinh nghiệm xây dựng cộng đồng an toàn của các quận, huyện, thị xã đã triển khai công tác phòng chống tai nạn thương tích; tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước về lĩnh vực hoạt động phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn....
Việc nâng cao năng lực phòng, chống tai nạn thương tích, từng bước hạn chế thương tích trong giao thông, lao động sản xuất, sinh hoạt tại gia đình, nhà trường, giảm tỷ lệ tai nạn, thương tích trong cộng đồng nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước sẽ góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của Thủ đô./.
Để hoàn thành mục tiêu, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Y tế - cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống tai nạn thương tích thành phố chịu trách nhiệm phối hợp với các sở, ban, ngành trong việc triển khai có hiệu quả các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn trên địa bàn.
Cụ thể, các bên cần thường xuyên, liên tục duy trì các hoạt động giáo dục, truyền thông về phòng, chống tai nạn thương tích thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, áp phích, khẩu hiệu, tờ rơi; chú trọng truyền thông trực tiếp qua cộng tác viên truyền thông tại cộng đồng; xây dựng phim tài liệu, băng hình; tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc thi tìm hiểu phòng chống tai nạn thương tích; xây dựng các mô hình truyền thông về phòng, chống tai nạn thương tích cho người thân và gia đình bệnh nhân tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Đồng thời lồng ghép triển khai phòng, chống tai nạn thương tích trong các phong trào tại cộng đồng như gia đình văn hóa, cơ quan văn hóa, làng văn hóa sức khỏe, ngày Sức khỏe thế giới 7/4...
Bên cạnh đó các bên cần củng cố, phát triển mạng lưới và năng lực sơ cấp cứu tai nạn thương tích tại cộng đồng và chăm sóc chấn thương thiết yếu tại các cơ sở y tế như xây dựng và triển khai hoạt động của mạng lưới tình nguyện viên tham gia sơ cấp cứu tai nạn thương tích tại cộng đồng thông qua mạng lưới nhân viên y tế thôn bản và các tình nguyện viên tại cơ sở; xây dựng cộng đồng an toàn phòng chống tai nạn thương tích tại các xã, phường, thị trấn.
Thành phố thành lập một số điểm sơ cấp cứu và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng trong phòng chống tai nạn thương tích của một số quận, huyện, thị xã; duy trì và thành lập các trạm sơ cứu tai nạn giao thông trên các quốc lộ trọng điểm theo quy định; tổ chức các hình thức vận chuyển cấp cứu khác ngoài xe cứu thương như thuyền, môtô, trực thăng...
Thành phố cần củng cố, phát triển mạng lưới và năng lực sơ cấp cứu tai nạn thương tích tại cộng đồng và chăm sóc chấn thương thiết yếu tại các cơ sở y tế; triển khai các mô hình an toàn tại cộng đồng; tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động và phổ biến kinh nghiệm xây dựng cộng đồng an toàn của các quận, huyện, thị xã đã triển khai công tác phòng chống tai nạn thương tích; tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước về lĩnh vực hoạt động phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn....
Việc nâng cao năng lực phòng, chống tai nạn thương tích, từng bước hạn chế thương tích trong giao thông, lao động sản xuất, sinh hoạt tại gia đình, nhà trường, giảm tỷ lệ tai nạn, thương tích trong cộng đồng nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước sẽ góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của Thủ đô./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)