Ngày 15/1, Liên minh châu Âu (EU) đã gia tăng sức ép buộc Tổng thống mãn nhiệm ở Cote d'Ivoire, ông Laurent Gbagbo, phải từ chức bằng cách phong tỏa tài sản của ông này và nhiều thực thể kinh tế quan trọng.
EU phong tỏa tài sản của 84 cá nhân ủng hộ ông Gbagbo cùng 11 thực thể kinh tế có liên quan tới chính quyền Gbagbo, trong đó có tài sản của các cảng, nhà máy lọc dầu và ba ngân hàng lớn của Cote d'Ivoire.
Động thái mới nhất này được coi là một trong những nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm buộc ông Gbagbo rời bỏ quyền lực sau cuộc bầu cử gây tranh cãi diễn ra ngày 28/11/2010.
EU cũng thông báo một loạt biện pháp cấm vận với các thực thể kinh tế của Cote d'Ivoire, bao gồm cả nhà máy lọc dầu nhà nước SIR và đài phát thanh quốc gia RTI.
Trong khi đó, ông Gbagbo vẫn phớt lờ lời đe dọa trên và tuyên bố sẽ vẫn tiếp cận được với các tài khoản tại ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Tây Phi này, bất chấp các nhà lãnh đạo trong khu vực công nhận đối thủ của ông là Alassane Ouattara thắng lợi trong cuộc bầu cử nói trên.
Cùng ngày, Tổng thống mãn nhiệm Gbagbo tuyên bố kéo dài lệnh giới nghiêm được áp đặt từ ngày 13/1 vào ban đêm tại nhiều quận ở Abidjan sau hai ngày bạo loạn làm ít nhất 11 người thiệt mạng tại thành phố này.
Theo truyền hình nhà nước Cote d'Ivoire, lệnh giới nghiêm sẽ được kéo dài đến sáng 22/1.
Phát biểu với hãng tin AFP, người phát ngôn chính phủ của ông Gbagbo cho biết do tình hình chưa thật sự yên ổn, thậm chí một số khu vực ở Bắc Abidjan được xác nhận là nơi chứa chấp nhiều vũ khí.
Trước đó, theo sắc lệnh của ông Gbagbo, từ ngày 12 đến 15/1, các quận Abobo và Anyama bị áp đặt giới nghiêm từ 7 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau. Các quận phía Bắc Abidjan này là nơi tập trung nhiều người ủng hộ ông Alassane Ouattara./.
EU phong tỏa tài sản của 84 cá nhân ủng hộ ông Gbagbo cùng 11 thực thể kinh tế có liên quan tới chính quyền Gbagbo, trong đó có tài sản của các cảng, nhà máy lọc dầu và ba ngân hàng lớn của Cote d'Ivoire.
Động thái mới nhất này được coi là một trong những nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm buộc ông Gbagbo rời bỏ quyền lực sau cuộc bầu cử gây tranh cãi diễn ra ngày 28/11/2010.
EU cũng thông báo một loạt biện pháp cấm vận với các thực thể kinh tế của Cote d'Ivoire, bao gồm cả nhà máy lọc dầu nhà nước SIR và đài phát thanh quốc gia RTI.
Trong khi đó, ông Gbagbo vẫn phớt lờ lời đe dọa trên và tuyên bố sẽ vẫn tiếp cận được với các tài khoản tại ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Tây Phi này, bất chấp các nhà lãnh đạo trong khu vực công nhận đối thủ của ông là Alassane Ouattara thắng lợi trong cuộc bầu cử nói trên.
Cùng ngày, Tổng thống mãn nhiệm Gbagbo tuyên bố kéo dài lệnh giới nghiêm được áp đặt từ ngày 13/1 vào ban đêm tại nhiều quận ở Abidjan sau hai ngày bạo loạn làm ít nhất 11 người thiệt mạng tại thành phố này.
Theo truyền hình nhà nước Cote d'Ivoire, lệnh giới nghiêm sẽ được kéo dài đến sáng 22/1.
Phát biểu với hãng tin AFP, người phát ngôn chính phủ của ông Gbagbo cho biết do tình hình chưa thật sự yên ổn, thậm chí một số khu vực ở Bắc Abidjan được xác nhận là nơi chứa chấp nhiều vũ khí.
Trước đó, theo sắc lệnh của ông Gbagbo, từ ngày 12 đến 15/1, các quận Abobo và Anyama bị áp đặt giới nghiêm từ 7 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau. Các quận phía Bắc Abidjan này là nơi tập trung nhiều người ủng hộ ông Alassane Ouattara./.
(TTXVN/Vietnam+)