Tối 28/3, Bộ Khoa học và Công nghệ thông báo đã phát hiện hàm lượng nhỏ đồng vị phóng xạ I-131 trong không khí. Hiện, hàm lượng đồng vị này nhỏ và chưa ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Để làm rõ về đồng vị phóng xạ trên, phóng viên Vietnam+ đã có trao đổi với, phó giáo sư tiến sỹ Nguyễn Nhị Điền Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt.
Ông Điền cho biết, I-131 là một iốt phóng xạ, khi con người hít vào với hàm lượng cao sẽ gây ra một số bệnh liên quan đến tuyến giáp như ung thư… Còn nếu ở mức thấp, iốt này không gây ra tác hại.
“Chúng tôi vẫn sản xuất I-131 để chữa những bệnh liên quan đến tuyến giáp, như bướu cổ,” ông Điền nói.
Theo kinh nghiệm của mình, ông Điền cho rằng khi có tai nạn sự cố hạt nhân, I-131 sẽ là một trong những chất phát tán đầu tiên. Tuy nhiên, đồng vị I-131 vừa được phát hiện tại Hà Nội cần được theo dõi chặt chẽ để xác định nguồn gốc chính xác.
Ông Điền giả định có thể quanh khu vực trạm quan trắc phóng xạ thuộc Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) có cơ sở sản xuất hoặc sử dụng I-131. Và vì một lý do nào đó, trạm này đã thu nhận được.
Về khả năng ảnh hưởng I-131 từ sự cố Fukushima 1 đến Việt Nam, ông Điền cho rằng nếu ở Việt Nam có phát hiện được thì cũng rất thấp.
“Theo lý thuyết, đám mây phóng xạ từ nhật từ Philippines sẽ tạt vào phía Nam trước. Nhưng hiện nay, theo tính toán thì đám mây này vẫn nằm ngoài biển chứ chưa đi vào đất liền khu vực phía Nam,” ông Điền nói.
Tính đến chiều nay, Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt cũng chưa phát hiện ra phóng xạ bất thường trong không khí.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt cũng đưa ra khuyến cáo, trước thông tin trên, người dân nên bình tĩnh chờ thông tin từ cơ quan chuyên môn, bởi hiện nay nó còn đang ở mức rất thấp./.
Để làm rõ về đồng vị phóng xạ trên, phóng viên Vietnam+ đã có trao đổi với, phó giáo sư tiến sỹ Nguyễn Nhị Điền Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt.
Ông Điền cho biết, I-131 là một iốt phóng xạ, khi con người hít vào với hàm lượng cao sẽ gây ra một số bệnh liên quan đến tuyến giáp như ung thư… Còn nếu ở mức thấp, iốt này không gây ra tác hại.
“Chúng tôi vẫn sản xuất I-131 để chữa những bệnh liên quan đến tuyến giáp, như bướu cổ,” ông Điền nói.
Theo kinh nghiệm của mình, ông Điền cho rằng khi có tai nạn sự cố hạt nhân, I-131 sẽ là một trong những chất phát tán đầu tiên. Tuy nhiên, đồng vị I-131 vừa được phát hiện tại Hà Nội cần được theo dõi chặt chẽ để xác định nguồn gốc chính xác.
Ông Điền giả định có thể quanh khu vực trạm quan trắc phóng xạ thuộc Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) có cơ sở sản xuất hoặc sử dụng I-131. Và vì một lý do nào đó, trạm này đã thu nhận được.
Về khả năng ảnh hưởng I-131 từ sự cố Fukushima 1 đến Việt Nam, ông Điền cho rằng nếu ở Việt Nam có phát hiện được thì cũng rất thấp.
“Theo lý thuyết, đám mây phóng xạ từ nhật từ Philippines sẽ tạt vào phía Nam trước. Nhưng hiện nay, theo tính toán thì đám mây này vẫn nằm ngoài biển chứ chưa đi vào đất liền khu vực phía Nam,” ông Điền nói.
Tính đến chiều nay, Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt cũng chưa phát hiện ra phóng xạ bất thường trong không khí.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt cũng đưa ra khuyến cáo, trước thông tin trên, người dân nên bình tĩnh chờ thông tin từ cơ quan chuyên môn, bởi hiện nay nó còn đang ở mức rất thấp./.
Trung Hiền (Vietnam+)