Khèn Mông được ví như linh hồn người Mông vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái), là một loại nhạc cụ giữ vai trò quan trọng trong đời sống, sinh hoạt văn hóa, thể hiện rõ nhất về tâm linh, tín ngưỡng, truyền thống dân tộc. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Góp phần không nhỏ để nghệ thuật khèn của người Mông ở Yên Bái trở thành Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia phải kể đến ông Thào Cáng Súa ở bản Sáng Nhù, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải, người có tài thổi khèn hay, múa khèn giỏi, là Nghệ nhân duy nhất chế tác khèn Mông tài hoa. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Khèn là niềm đam mê của cả gia đình Nghệ nhân Thào Cáng Súa (bản Sáng Nhù, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải). (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Một cây khèn tốt, bầu khèn phải được làm từ những loại gỗ bền như Ngọc am, Pơmu vì loại cây này tốt cho sức khỏe, có tinh dầu và hương thơm. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Ông Súa vẫn tranh thủ thời gian sau khi đi nương chế tác những cây khèn xinh xắn. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Bộ dụng cụ đầy đủ để làm khèn của Nghệ nhân Thào Cáng Súa. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Nghệ nhân Thào Cáng Súa cẩn thận treo khèn lên sau khi hoàn thiện. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Để làm được một chiếc khèn đẹp và có tiếng hay đòi hỏi kỹ thuật chế tác rất cầu kỳ. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Chuẩn bị nguyên liệu tre để làm khèn. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Công đoạn khó nhất để chế tác khèn là làm các 'lưỡi gà.' (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Dựa theo kích thước từng thanh tre có lắp lưỡi gà mà đục bầu khèn cho vừa, để khèn không bị hở hơi. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Một chiếc khèn Mông hoàn chỉnh. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
(TTXVN/Vietnam+)