Câu lạc bộ Lữ hành Unesco Hà Nội vừa tổ chức chương trình khảo sát tuyến điểm ‘Hà Nội-Bình Liêu-Chinh phục Cột Mốc 1305-Trekking đỉnh Cao Xiêm 1.429m-Cửa khẩu Hoành Mô’ nhằm xây dựng sản phẩm mới kết hợp 2 loại hình du lịch Caravan và Trekking. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Đoàn tập trung tại Nhà hát Lớn kiểm tra xe, điểm danh, dán số xe, phát trang phục, bộ đàm… (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Đoàn khởi hành từ 6 giờ sáng, xuất phát từ Nhà hát Lớn Hà Nội. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Du lịch Caravan là hình thức du lịch bằng xe ôtô tự lái hoặc phương tiện di chuyển cá nhân theo nhóm từ hai người trở lên theo đường bộ. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Du lịch Caravan có độ linh động cao, giúp du khách không chỉ thỏa mãn nhu cầu thử tài tay lái trên những cung đường tuyệt đẹp mà còn được tự do khám phá, trải nghiệm thiên nhiên, văn hóa ở những điểm đến trên đường di chuyển. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Tự lái xe giúp du khách được làm chủ hành trình, có thể dừng lại săn ảnh, nghỉ ngơi hay cắm trại ở những điểm đến yêu thích, tham gia lễ hội hay tìm hiểu về đời sống văn hóa của con người, vùng đất mình đi qua, tạo ra những ấn tượng, kỷ niệm khó phai. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Đoàn di chuyển từ trung tâm huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, đến cung đường biên giới phía Tây Bình Liêu (khoảng 16km) với điểm dừng chân 'Sống lưng khủng long' – Cột mốc 1305. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Đường Tuần tra biên giới Bình Liêu là một phần của dự án ‘con đường dài nhất Việt Nam,’ là dự án do Bộ Quốc phòng đang triển khai xây dựng từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) với tổng chiều dài trên 10.000km. Cung đường này đi trên núi non trùng điệp với độ cao trên 700m so với mực nước biển. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Điểm đến của giới trẻ ưa khám phá, trải nghiệm. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
'Sống lưng khủng long' là tên mà dân du lịch đặt cho con đường lên cột mốc 1305. Đây là cột mốc ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển trên đỉnh núi Pắc Cương. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Hệ thống núi này là một phần của dãy Thập Vạn Đại Sơn trải dài trên 70km từ Trung Quốc đến nơi phân định biên giới Trung-Việt ngày nay. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Cùng nhau đón hoàng hôn trên núi biên viễn là một trải nghiệm thú vị. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Đi trên cung đường này, du khách sẽ cảm nhận được sự linh thiêng và hùng vỹ cùng những vất vả khi leo núi, qua đó càng thêm thấm thía công sức của lực lượng bảo vệ biên cương và những người dân biên giới. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Niềm phấn khích trên hành trình chinh phục độ cao của anh Lương Duy Doanh, một du khách đến từ Hà Nội. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Hoa sở là loài hoa đặc trưng của vùng đất Bình Liêu, thơm nhẹ và trắng tinh khôi. Hoa sở cũng được chọn là biểu tượng cho du lịch Bình Liêu. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Hoa sở là giống họ trà, có màu trắng, nhị vàng. Loại hoa này được xem là 'đặc sản' của Bình Liêu, nở rộ vào tháng 12 hàng năm. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Quả sở tròn, khi chín khô tách ra làm 4 cánh, có nét tương đồng quả xà cừ. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Nhiều năm nay, huyện Bình Liêu quyết định tổ chức Lễ hội hoa Sở vào tháng 12, coi đây là sự kiện thu hút du lịch trọng tâm. Năm nay, lễ hội tổ chức vào ngày 11/12. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Trước kia, hoa sở mọc tự nhiên, nhưng nhiều năm nay, được địa phương quy hoạch trồng thành khu riêng để vừa thu hút du khách, vừa giúp người dân canh tác, sản xuất dầu ăn. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
Ngắm một số hình ảnh du khách thích thú thăm qua rừng hoa sở ở huyện Bình Liêu, Quảng Ninh. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
(Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
(Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
(Ảnh: Mai Mai/Vietnam+)
(Vietnam+)