Là một trong những nghề truyền thống của xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai, Hà Nội), nghề làm nón lá đến nay không chỉ được người dân nơi đây bảo tồn mà còn đem lại thu nhập kinh tế khá ổn định cho các hộ dân làm nghề này.
Các loại vật liệu để làm vành và quai nón… được bán sẵn trong phiên chợ Chuông.
Để làm nón, người dân Ngọc Mỹ thường mua lá cọ non từ tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên đem phơi khoảng 2-3 nắng làm nguyên liệu...
... và mua tre, nứa để làm vành nón...
...công đoạn vót vành nón.
Khung nón thường được đặt làm sẵn ở làng nón Chuông (Thanh Oai, Hà Nội). Công đoạn đầu tiên để làm ra một chiếc nón là dùng những que nứa được chẻ nhỏ cuốn thành vành quanh khuôn nón.
Bằng sự khéo léo và tỉ mỉ, người thợ sẽ xếp từng lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp lá nứa rồi khâu...
... và là một công đoạn khó nhất, vì lá dễ rách, đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ trong từng đường kim mũi chỉ.
Sau khi khâu xong, người ta sẽ dùng kéo cắt lớp lá thừa và làm nốt cạp nón.
Một gia đình làm nón ở Ngọc Mỹ
Mỗi thợ làm nón lành nghề bình quân làm được 2-3 sản phẩm/ngày từ công đoạn đầu cho tới cuối.
Với chất lượng bền đẹp và nâng cao về kết cấu mẫu mã, sản phẩm nón lá Phú Mỹ được đem bán rộng rãi, đặc biệt ở phiên chợ nón làng Chuông./.
(Báo Ảnh Việt Nam/Vietnam+)