Mặc dù lễ hội diễn ra vào 20 giờ ngày 13.9 nhưng theo lời người dân kể lại, từ gần 1 tháng nay, Tuyên Quang đã đắm chìm trong không khi ngay hội khi quảng trường trung tâm tối nào cũng đông người, vừa vãng cảnh vừa ngắm hàng đoàn xe chở mô hình được gắn đèn sáng rực rỡ… (Ảnh: Vietnam+)
Từ 16 giờ chiều 13.9, các ngả đường vào trung tâm thành phố đã đông đặc người, mọi người đều chờ đợi thời khắc lễ hội diễn ra. Những chiếc xe chở mô hình đã tập kết vào vị trí xung quanh quảng trường. (Ảnh: Vietnam+)
Năm nay, riêng chiếc xe mô hình của tổ 9 đã được lên ý tưởng và bắt tay vào thực hiện từ hơn 2 tháng trước. Xe được chế tác bằng 1 bộ máy của mô tô Honda và khung sườn, cầu truyền động của một chiếc xe ô tô cỡ nhỏ đã thải loại, tất cả được mua với giá khoảng 20 triệu đồng. (Ảnh:Vietnam+)
Một số người dân cho biết, ngoài khoản kinh phí đóng góp để làm mô hình, mọi người tại các tổ dân phố đều tham gia rất nhiệt tình công việc chế tác và chạy thử mô hình. (Ảnh: Vietnam+)
Năm nay, các một hình chủ yếu là những con vật khá gần gũi trong cuộc sống như gà, chó, voi, thỏ, kiến…các con vật trong truyền thuyết và truyện cổ tích như rồng, phượng, voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao, Thánh Gióng… (Ảnh: Vietnam+)
Ngoài ra còn có các mô hình hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường như tê giác, rùa biển, cá mập… (Ảnh: Vietnam+)
Trong không khí sôi nổi, ấm áp của đêm Rằm Trung thu, mọi người cùng được thưởng thức màn diễu hành xe mô hình hoành tráng với các mô hình khổng lồ do những nghệ nhân tài hoa chế tác, gắn với các sự tích, gửi gắm nhiều thông điệp nhân văn, giàu ý nghĩa. (Ảnh: Vietnam+)
Xen kẽ, là màn diễu hành và trình diễn những tiết mục di sản văn hóa phi vật thể độc đáo của các đoàn nghệ nhân, nghệ sĩ đến từ nhiều địa phương, như: múa Bồng (Triều Khúc, Hà Nội), cồng chiêng (Ðác Nông, Tây Nguyên), hát trống quân (Hưng Yên), xòe Thái, then Tày… (Ảnh: Vietnam+)
Riêng mô hình rồng dài khoảng 8m, có thể há mồm, nháy mắt, vẫy đuôi được thuê nghệ nhân làm hết khoảng 40 triệu đồng. (Ảnh: Vietnam+)
Dân cư các tổ dân phố rất hào hứng tham gia chế tác mô hình và lễ trình diễn để được dịp so tài với các khu dân cư khác về quy mô, sự độc đáo và vẻ đẹp của mô hình khu phố mình. (Ảnh: Vietnam+)
Điều độc đáo là những mô hình được chế tác chỉ được sử dụng một lần vì sang năm sau, người dân ở từng tổ dân phố lại chế tác một mô hình khác hẳn để tham gia lễ hội. (Ảnh: Vietnam+)
Lãnh đạo thành phố Tuyên Quang cho biết lễ hội vào dịp Rằm tháng Tám được khởi đầu từ hơn 10 năm trước, do người dân Tuyên Quang tự tổ chức cho con em vui chơi trong đêm Rằm Trung Thu. (Ảnh:Vietnam+)
Cách tổ chức rước đèn này ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều người dân và du khách. (Ảnh: Vietnam+)
Những năm gần đây, Lễ hội Thành Tuyên trở thành sản phẩm du lịch thu hút được rất nhiều người dân trong vùng và du khách gần xa. Lễ hội đã góp phần phát triển du lịch, một trong ba khâu đột phá phát triển KTXH của Tuyên Quang. (Ảnh: Vietnam+)
Đặc biệt, việc làm các sản phẩm tham gia lễ hội hoàn toàn là sự đóng góp tự nguyện của người dân và bằng nguồn vốn xã hội hóa, không dùng tiền từ ngân sách. (Ảnh: Vietnam+)
Thế nhưng, công sức của người dân Thành Tuyên bỏ ra đã góp phần biến lễ hội rước đèn đêm rằm trở thành lễ hội rước đèn lớn nhất nước, một hoạt động văn hoá truyền thống đặc sắc không chỉ của Tuyên Quang mà còn nổi tiếng trong cả nước. (Ảnh: Vietnam+)
Ảnh: Vietnam+)
Ảnh: Vietnam+)
Ảnh: Vietnam+)
Ảnh: Vietnam+)
Ảnh: Vietnam+)
Ảnh: Vietnam+)
Ảnh: Vietnam+)
Ảnh: Vietnam+)
Ảnh: Vietnam+)
Ông Bùi Hữu Minh ở tổ 9 phường Tân Quang cho biết, phương Tân Quang năm nay tham gia 18 mô hình cỡ lớn của 18 tổ dân phố. Ông Minh bảo mấy năm trước, phương tham gia tới hơn 30 mô hình. (Ảnh: Vietnam+)
Ảnh: Vietnam+)
Ảnh: Vietnam+)
Ảnh: Vietnam+)
Ảnh: Vietnam+)
Ảnh: Vietnam+)
Ảnh: Vietnam+)
Ảnh: Vietnam+)
Tại chương trình, thay mặt lãnh đạo Ðảng, Nhà nước và UBND tỉnh Tuyên Quang, các đồng chí Trương Thị Mai, Chẩu Văn Lâm đã trao nhiều phần quà tặng học sinh nghèo tiêu biểu, vượt khó của tỉnh Tuyên Quang. (Ảnh: Vietnam+)
Ảnh: Vietnam+)
(Vietnam+)