Simone Ehivet Gbagbo, người vợ đầu của Tổng thống thất cử tại Cote d'Ivoire, thực sự là người đàn bà thép của quốc gia Tây Phi đang chìm trong hỗn loạn vì tranh giành quyền lực này.
Phóng sự của tờ báo Anh Guardian mô tả, dù mắc kẹt trong dinh thự Tổng thống, giờ đã trở thành nhà tù ở khu sang trọng tại Abidjan khi lực lượng nổi dậy khép chặt vòng vây, bà Gbagbo vẫn không hề nao núng, đồng thời tiếp tục kêu gọi những lực lượng trung thành với gia đình bà tiếp tục cuộc chiến chống lại người mà bà gọi là "quỷ dữ": Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozay và Tổng thống được Liên hợp quốc công nhận Alassane Ouattra, người đứng đầu lực lượng nổi dậy.
“Chúa trời đứng về phía chúng ta”, bà Gbagbo nói trước đám đông năm ngoái. “Người đã mang đến chiến thắng cho chúng ta”. Với những người ủng hộ, người đàn bà 61 tuổi này là “Hillary Clinton của vùng nhiệt đới”. Với những kẻ chống đối, bà là bà đầm thép, hay ít trang trọng hơn, người phụ nữ khát máu.
Sinh năm 1949, Simone Ehivet là một trong 17 người con của một hiến binh cảnh sát có rất nhiều vợ. Bà lớn lên trong một môi trường Thiên Chúa giáo bảo thủ và học lịch sử, văn học cùng ngôn ngữ. Sau khi cùng ông Laurent Gbagbo thành lập đảng chính trị giờ trở thành Mặt trận nhân dân Cote d'Ivoire (FPI), bà bị bắt, bị bỏ tù và bị tra tấn trong cuộc đấu tranh đòi bầu cử đa đang ở đất nước này vào những năm 1970.
Khi ông Gbagbo nắm quyền vào năm 2000, bà không hề giấu giếm công chúng rằng ông chồng mình không phải là người duy nhất cai trị Cote d'Ivoire. Những người thân và bạn bè của đệ nhất phu nhân Gbagbo được bổ nhiệm vào các vị trí cấp cao của chính phủ, bầu vào nghị viện và bản thân bà Simone Ehivet tự nhận là người đứng đầu nhóm nghị sĩ của đảng cầm quyền FPI trong quốc hội. “Tất cả các bộ trưởng đều kính trọng tôi. Họ coi tôi ở trên họ”, bà có lần nói với báo Pháp L’Express.
Khi nội chiến bùng nổ năm 2002 ở Cote d'Ivoire, bà trở thành một nhà dân tộc chủ nghĩa cứng rắn với những bài phát biểu thách thức dư luận và từ chối bất cứ sự nhượng bộ hay thỏa thuận nào với các lực lượng nổi dậy. Khi những nhà lãnh đạo của lực lượng đối lập gặp nhau trong cuộc hòa đàm ở Paris, bà Gbagbo tổ chức một cuộc gặp riêng ở Abidjan và tuyên bố: “Nếu những người đàn ông của chúng ta đến Paris mà không đạt được điều làm chúng ta hài lòng, khi trở về nhà họ sẽ không thấy chúng ta trên giường nữa”.
Phát biểu của bà Gbagbo khiến ngay cả Tổng thư ký Liên Hợp quốc lúc bấy giờ, Kofi Annan, cũng phải lên tiếng. “Lần sau có lẽ chúng ta nên mời cả phu nhân Gbagbo, bà ấy có ý tưởng hay ho để tìm ra giải pháp,” ông Annan châm biếm.
Sau đó, Simone Ehivet đã bị đưa vào danh sách đen của Liên hợp quốc vì xâm phạm quyền con người, bao gồm cả những cáo buộc bà tổ chức đội cảnh vệ của mình tiến hành những cuộc ám sát các nhân vật chống đối. Bà đã hai lần bị thẩm vấn về vụ mất tích bí ẩn vào năm 2004 của Guy-Andre Kieffer, một nhà báo người Pháp-Canada chuyên điều tra các vụ tham nhũng chính trị ở Abidjan. Ông Kieffer được nhìn thấy lần cuối khi đang trên đường đến gặp một người em rể của bà Simone Ehivet, Michel Legre. Tuy nhiên, sự thật không bao giờ sáng tỏ, dù nhiều người tin rằng các lực lượng mật vụ Cote d'Ivoire đứng đằng sau vụ mất tích của Kieffer.
Năm 2006, tạp chí tiếng Pháp Jeune Afrique nói bà Simone Ehivet “không giống bất kỳ đệ nhất phu nhân nào” và là một trong những “sự tò mò về chính trị ở châu Phi hiện đại”. Không giống như những phụ nữ may mắn khác, bà Gbagbo không ưa các khách sạn xa xỉ và mua đồ nội địa thay vì lượn lờ ở những cửa hiệu thời trang danh tiếng tại Paris. “Bà ấy đam mê chính trị, từ sáng tới khuya,” tờ Juene Afrique viết./.
Phóng sự của tờ báo Anh Guardian mô tả, dù mắc kẹt trong dinh thự Tổng thống, giờ đã trở thành nhà tù ở khu sang trọng tại Abidjan khi lực lượng nổi dậy khép chặt vòng vây, bà Gbagbo vẫn không hề nao núng, đồng thời tiếp tục kêu gọi những lực lượng trung thành với gia đình bà tiếp tục cuộc chiến chống lại người mà bà gọi là "quỷ dữ": Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozay và Tổng thống được Liên hợp quốc công nhận Alassane Ouattra, người đứng đầu lực lượng nổi dậy.
“Chúa trời đứng về phía chúng ta”, bà Gbagbo nói trước đám đông năm ngoái. “Người đã mang đến chiến thắng cho chúng ta”. Với những người ủng hộ, người đàn bà 61 tuổi này là “Hillary Clinton của vùng nhiệt đới”. Với những kẻ chống đối, bà là bà đầm thép, hay ít trang trọng hơn, người phụ nữ khát máu.
Sinh năm 1949, Simone Ehivet là một trong 17 người con của một hiến binh cảnh sát có rất nhiều vợ. Bà lớn lên trong một môi trường Thiên Chúa giáo bảo thủ và học lịch sử, văn học cùng ngôn ngữ. Sau khi cùng ông Laurent Gbagbo thành lập đảng chính trị giờ trở thành Mặt trận nhân dân Cote d'Ivoire (FPI), bà bị bắt, bị bỏ tù và bị tra tấn trong cuộc đấu tranh đòi bầu cử đa đang ở đất nước này vào những năm 1970.
Khi ông Gbagbo nắm quyền vào năm 2000, bà không hề giấu giếm công chúng rằng ông chồng mình không phải là người duy nhất cai trị Cote d'Ivoire. Những người thân và bạn bè của đệ nhất phu nhân Gbagbo được bổ nhiệm vào các vị trí cấp cao của chính phủ, bầu vào nghị viện và bản thân bà Simone Ehivet tự nhận là người đứng đầu nhóm nghị sĩ của đảng cầm quyền FPI trong quốc hội. “Tất cả các bộ trưởng đều kính trọng tôi. Họ coi tôi ở trên họ”, bà có lần nói với báo Pháp L’Express.
Khi nội chiến bùng nổ năm 2002 ở Cote d'Ivoire, bà trở thành một nhà dân tộc chủ nghĩa cứng rắn với những bài phát biểu thách thức dư luận và từ chối bất cứ sự nhượng bộ hay thỏa thuận nào với các lực lượng nổi dậy. Khi những nhà lãnh đạo của lực lượng đối lập gặp nhau trong cuộc hòa đàm ở Paris, bà Gbagbo tổ chức một cuộc gặp riêng ở Abidjan và tuyên bố: “Nếu những người đàn ông của chúng ta đến Paris mà không đạt được điều làm chúng ta hài lòng, khi trở về nhà họ sẽ không thấy chúng ta trên giường nữa”.
Phát biểu của bà Gbagbo khiến ngay cả Tổng thư ký Liên Hợp quốc lúc bấy giờ, Kofi Annan, cũng phải lên tiếng. “Lần sau có lẽ chúng ta nên mời cả phu nhân Gbagbo, bà ấy có ý tưởng hay ho để tìm ra giải pháp,” ông Annan châm biếm.
Sau đó, Simone Ehivet đã bị đưa vào danh sách đen của Liên hợp quốc vì xâm phạm quyền con người, bao gồm cả những cáo buộc bà tổ chức đội cảnh vệ của mình tiến hành những cuộc ám sát các nhân vật chống đối. Bà đã hai lần bị thẩm vấn về vụ mất tích bí ẩn vào năm 2004 của Guy-Andre Kieffer, một nhà báo người Pháp-Canada chuyên điều tra các vụ tham nhũng chính trị ở Abidjan. Ông Kieffer được nhìn thấy lần cuối khi đang trên đường đến gặp một người em rể của bà Simone Ehivet, Michel Legre. Tuy nhiên, sự thật không bao giờ sáng tỏ, dù nhiều người tin rằng các lực lượng mật vụ Cote d'Ivoire đứng đằng sau vụ mất tích của Kieffer.
Năm 2006, tạp chí tiếng Pháp Jeune Afrique nói bà Simone Ehivet “không giống bất kỳ đệ nhất phu nhân nào” và là một trong những “sự tò mò về chính trị ở châu Phi hiện đại”. Không giống như những phụ nữ may mắn khác, bà Gbagbo không ưa các khách sạn xa xỉ và mua đồ nội địa thay vì lượn lờ ở những cửa hiệu thời trang danh tiếng tại Paris. “Bà ấy đam mê chính trị, từ sáng tới khuya,” tờ Juene Afrique viết./.
H.Minh (Vietnam+)