Thượng tá Nguyễn Văn Phần, Phó chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ cho biết, từ ngày 14-21/1, Ban Chỉ huy quân sự huyện Đoan Hùng phối hợp với tiểu đoàn 17, Sư đoàn 316, Quân khu 2 tiến hành rà phá an toàn gần 300 quả bom bi tại khu vực bãi sông thuộc thôn Đồng Mầu, xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng với diện tích 2,9ha.
Đây là đợt rà phá bom mìn được tiến hành trước khi nhà máy thủy điện Na Hang xả nước phục vụ gieo trồng vụ xuân.
“Sau khi bà con nông dân tiến hành cấy xong vụ đông xuân, Ban chỉ huy Quân sự huyện Đoan Hùng sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị quân đội tiếp tục dò tìm, thu gom và xử lý bom mìn, vật nổ các loại, giải phóng các diện tích đất thuộc khu vực nguy hiểm góp phần giảm thiểu tai nạn bom mìn, tái tạo quỹ đất, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh-trật tự, môi trường an toàn cho nhân dân,” Thượng tá Nguyễn Văn Phần cho biết thêm.
Năm 2012, tại khu vực bãi sông thuộc thôn Đồng Mầu, xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng, Ban Chỉ huy quân sự huyện Đoan Hùng đã vớt được vỏ quả bom lớn, theo cơ quan chức năng xác định, đây là quả bom mẹ, trong chứa rất nhiều bom bi con, do trong chiến tranh địch đã ném xuống sông nhưng những quả bom bi không nổ mà vùi lấp trong cát gây tiểm ẩn nguy hiểm cho nhân dân và đặc biệt là các em thiếu nhi. Cũng trong năm 2012, tại trường trung học cơ sở Tiên Phong (xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng) đã xảy ra vụ nổ bom bi làm 4 học sinh bị thương.
Chỉ tính riêng năm 2012, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo cơ quan công binh và Ban Chỉ huy quân sự các huyện, thành, thị phối hợp với các địa phương tổ chức thu gom, tháo gỡ và tiêu hủy 11 quả bom lớn có trọng lượng từ 50-350 kg, hàng trăm quả bom bi, đầu đạn pháo cối các loại đảm bảo an toàn tuyệt đối. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn còn rất nhiều bom, mìn vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh.
Bên cạnh rà phá bom mìn, các cấp, các ngành phải thường xuyên tuyên truyền cho người dân nhận thức rõ về sự nguy hiểm của bom mìn, phải báo cáo với cơ quan quân sự các cấp để có biện pháp bảo quản, quản lý và tiêu hủy, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra./.
Đây là đợt rà phá bom mìn được tiến hành trước khi nhà máy thủy điện Na Hang xả nước phục vụ gieo trồng vụ xuân.
“Sau khi bà con nông dân tiến hành cấy xong vụ đông xuân, Ban chỉ huy Quân sự huyện Đoan Hùng sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị quân đội tiếp tục dò tìm, thu gom và xử lý bom mìn, vật nổ các loại, giải phóng các diện tích đất thuộc khu vực nguy hiểm góp phần giảm thiểu tai nạn bom mìn, tái tạo quỹ đất, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh-trật tự, môi trường an toàn cho nhân dân,” Thượng tá Nguyễn Văn Phần cho biết thêm.
Năm 2012, tại khu vực bãi sông thuộc thôn Đồng Mầu, xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng, Ban Chỉ huy quân sự huyện Đoan Hùng đã vớt được vỏ quả bom lớn, theo cơ quan chức năng xác định, đây là quả bom mẹ, trong chứa rất nhiều bom bi con, do trong chiến tranh địch đã ném xuống sông nhưng những quả bom bi không nổ mà vùi lấp trong cát gây tiểm ẩn nguy hiểm cho nhân dân và đặc biệt là các em thiếu nhi. Cũng trong năm 2012, tại trường trung học cơ sở Tiên Phong (xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng) đã xảy ra vụ nổ bom bi làm 4 học sinh bị thương.
Chỉ tính riêng năm 2012, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo cơ quan công binh và Ban Chỉ huy quân sự các huyện, thành, thị phối hợp với các địa phương tổ chức thu gom, tháo gỡ và tiêu hủy 11 quả bom lớn có trọng lượng từ 50-350 kg, hàng trăm quả bom bi, đầu đạn pháo cối các loại đảm bảo an toàn tuyệt đối. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn còn rất nhiều bom, mìn vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh.
Bên cạnh rà phá bom mìn, các cấp, các ngành phải thường xuyên tuyên truyền cho người dân nhận thức rõ về sự nguy hiểm của bom mìn, phải báo cáo với cơ quan quân sự các cấp để có biện pháp bảo quản, quản lý và tiêu hủy, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra./.
Vũ Bắc (TTXVN)