Phương pháp điều trị ung thư mới bằng hạt Nano cho kết quả khả quan

Nghiên cứu của Viện hàn lâm các khoa học quốc gia Mỹ cho thấy 13 trong số 15 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt được điều trị bằng phương pháp mới không phát hiện ung thư sau một năm điều trị.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Rost-9D/iStockphoto)
Ảnh minh họa. (Nguồn: Rost-9D/iStockphoto)

Một phương pháp điều trị ung thư - sử dụng hạt Nano để đốt nóng và phá hủy các khối u - đang cho kết quả khả quan trong các thử nghiệm lâm sàng.

Nghiên cứu được công bố ngày 26/8 trên tạp chí Proceedings của Viện hàn lâm các khoa học quốc gia Mỹ cho thấy 13 trong số 15 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt được điều trị bằng phương pháp mới không phát hiện ung thư sau một năm điều trị.

Đây là nghiên cứu lâm sàng đầu tiên được công bố về một phương pháp điều trị trọng tâm, dựa trên hạt Nano, nhằm phá hủy khối u mà không làm giảm hiệu quả của các biện pháp hóa trị, xạ trị hoặc mổ.

Các nhà khoa học từ Đại học Rice đã tạo ra các hình cầu silica nhỏ bọc một lớp vàng, được gọi là "vỏ Nano," và tiêm vào người bệnh nhân các hạt Nano nhỏ hơn khoảng 50 lần một tế bào hồng cầu.

Các hạt này được đưa vào hệ thống máu ngoại vi của bệnh nhân và chui vào "hệ mạch thủng" của các khối u cứng nhờ kích cỡ siêu nhỏ của chúng.

Các hạt này sẽ lấp đầy khoảng không trong các khối u. Sau đó, các nhà nghiên cứu đốt cháy các hạt bằng một tia laser gần hồng ngoại, cường độ thấp có thể vượt qua các tế bào khỏe mà không gây hại.

Trong nghiên cứu trên, 16 bệnh nhân từ 58 -79 tuổi mắc ung thư tiền liệt tuyến trải qua hai ngày điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Icahn ở Núi Sinai, Mỹ được truyền các hạt Nano vào tĩnh mạch trong ngày đầu và được xử lý cắt bỏ khối u thông qua hướng dẫn bằng hình ảnh trong ngày thứ hai.

Toàn bộ bệnh nhân đã được về nhà ngay sau khi điều trị và trở lại để kiểm tra sau ba tháng, sáu tháng và một năm.

Trong số 15 người hoàn tất quá trình điều trị, chỉ hai người phát hiện các dấu hiệu ung thư trong xét nghiệm sinh thiết và hình ảnh cộng hưởng từ một năm sau điều trị bằng phương pháp mới.

Giáo sư về tiết niệu và X-quang Ardeshir Rastinehad, thuộc Đại học Y Icahn, người phụ trách kiểm tra chính các thử nghiệm lâm sàng trong nghiên cứu trên, cho biết: "Các vỏ Nano vàng silica cho phép trị liệu tập trung, điều trị ung thư trong khi không ảnh hưởng đến các phần còn lại của tuyến tiền liệt, vì vậy đảm bảo chất lượng sống của bệnh nhân bằng cách giảm các tác động không mong muốn"./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Nhật Bản thành công với "canh bạc" tế bào gốc

Với hơn 110 tỷ yên (tương đương 760 triệu USD) đầu tư từ chính phủ, cùng hàng tỷ USD từ các nhà tài trợ tư nhân và doanh nghiệp, Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực điều trị bằng tế bào gốc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.

Các nhà kinh tế học người Mỹ nhận Giải Nobel 2024 (Ảnh: AA/TTXVN)

Mỹ đang phải đối mặt nguy cơ chảy máu chất xám

Trước các chính sách của Tổng thống Trump đối với lĩnh vực giáo dục, khoa học, nghiên cứu, ngày càng có nhiều nhà khoa học, trí thức nước này bắt đầu tìm kiếm cơ hội làm việc, phát triển ở nước ngoài.