Thưởng thức 7 loại hình âm nhạc cổ Việt Nam -Di sản của Nhân loại

[Podcast] Hát Xoan Phú Thọ - Những khúc dân ca cổ xưa của người Việt

Theo các nhà nghiên cứu, Hát Xoan là nghệ thuật thuộc tầng văn hóa cổ nhất Việt Nam với những ca từ cổ và động tác múa cũng rất cổ, được hình thành từ thời đại các Vua Hùng dựng nước Văn Lang xưa.

Tiếp nối trong serie “Thưởng thức 7 loại hình âm nhạc cổ Việt Nam là di sản của nhân loại,” tập podcast hôm nay sẽ giới thiệu đến quý vị thính giả về những làn điệu dân ca cổ xưa nhất, gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng, đó là nghệ thuật Hát Xoan Phú Thọ.

Với những giá trị nổi bật toàn cầu, ngày 24/11/2011, UNESCO đã xếp loại hình nghệ thuật Hát Xoan Phú Thọ của Việt Nam là Di sản Văn hóa Phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.

6 năm sau, vào ngày 8/12/2017 UNESCO đã chính thức đưa Hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp và trở thành Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của Nhân loại.

Đây là trường hợp chuyển đổi hạng mục đầu tiên và duy nhất trong lịch sử của UNESCO tính đến thời điểm này.

Xin kính mời quý vị thính giả cùng chúng tôi tìm hiểu những điểm độc đáo của di sản âm nhạc Hát Xoan Phú Thọ./.

[Tập 1: Nhã nhạc Cung đình Huế - đỉnh cao của dòng âm nhạc bác học Việt Nam]

[Tập 2: Quan họ Bắc Ninh - Những làn điệu thiết tha, say đắm]

[Tập 3: Nghệ thuật Ca trù - Sự kết hợp đỉnh cao của thơ ca và âm nhạc]

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục