Thưởng thức 7 loại hình âm nhạc cổ Việt Nam -Di sản của Nhân loại

[Podcast] Nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam Bộ - Báu vật của đất phương Nam

Đờn ca Tài tử, cũng như con người Nam Bộ, phóng khoáng, hào sảng, chân thành, sâu lắng và có sức sống mãnh liệt – một viên ngọc quý lấp lánh trong kho tàng âm nhạc truyền thống của Việt Nam.

Tập 7: Nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam Bộ - Báu vật của đất phương Nam

Trong tập 7 cũng là tập cuối cùng của chùm Podcast, xin được giới thiệu tới quý vị và các bạn Nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam Bộ - một thể loại âm nhạc truyền thống đặc sắc của phương Nam được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của Nhân loại vào ngày 5/12/2013.

Hơn 100 năm hình thành và phát triển, Đờn ca Tài tử đã sàng lọc, chắt chiu những tinh túy âm nhạc của cả 3 miền Bắc-Trung-Nam. Không những thế còn tiếp nạp và Việt hóa một vài yếu tố bên ngoài để tạo nên một loại hình nghệ thuật đậm chất Nam Bộ.

Có thể tự hào nói rằng Việt Nam của chúng ta có một nền âm nhạc dân tộc vô cùng phong phú và rực rỡ.

Việc UNESCO công nhận Đờn ca Tài tử Nam Bộ, cùng với Nhã nhạc Cung đình Huế, Ca Trù, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Hát Xoan Phú Thọ, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, Cồng Chiêng Tây Nguyên là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của Nhân loại đã chứng tỏ sức lan tỏa của văn hóa truyền thống Việt Nam trong dòng chảy hội nhập của văn hóa thế giới. Sự công nhận này cũng có nghĩa các Di sản Âm nhạc cổ của Việt Nam sẽ được bảo vệ ở cấp độ quốc tế./.

[Tập 1: Nhã nhạc Cung đình Huế - đỉnh cao của dòng âm nhạc bác học Việt Nam]

[Tập 2: Quan họ Bắc Ninh - Những làn điệu thiết tha, say đắm]

[Tập 3: Nghệ thuật Ca trù - Sự kết hợp đỉnh cao của thơ ca và âm nhạc]

[Tập 4: Hát Xoan Phú Thọ - Những khúc dân ca cổ xưa nhất của người Việt]

[Tập 5: Ví, Giặm Nghệ Tĩnh - Bảo tàng của tiếng Nghệ, tiếng Việt cổ]

[Tập 6: Cồng chiêng Tây Nguyên - Kiệt tác Văn hóa của nhân loại]

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục