Báo cáo đăng trên tạp chí Tự nhiên của Anh số ra mới nhất cho biết, các nhà khoa học thuộc Đại học North Carolina (Mỹ) đã nghiên cứu phát hiện một loại protein có tên gọi Ku có thể thông qua phương pháp đặc biệt để phục hồi DNA bị tổn thương nghiêm trọng.
Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng giúp điều trị các chứng bệnh bắt nguồn từ lão hóa cơ thể và tổn thương DNA.
Nhà khoa học Dell Lumsden, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, trong sự tổn thương DNA, DNA sợi kép bị đứt đã dẫn tới toàn bộ nhiễm sắc thể bị phá hủy, và đây là vấn đề khó khăn nhất để phục hồi.
Khi xảy ra sự tổn thương, đơn vị cơ bản cấu thành phân tử DNA-nucleotide có thể bị phá hủy. Do vậy, trước đó các nhà khoa học cho rằng, sự tổn thương DNA về căn bản không thể phục hồi một cách chính xác.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Mỹ phát hiện, protein Ku có thể hoàn thành công việc phục hồi khó khăn này. Trước tiên protein Ku định vị vị trí DNA sợi kép bị đứt, sau đó có thể phục hồi những vị trí nucleotide gặp vấn đề, cuối cùng tiếp tục thực hiện kiểm tra toàn bộ nhiễm sắc thể.
Các nhà khoa học hy vọng trên cơ sở nghiên cứu này có thể thu được những thông tin liên quan giúp khôi phục nhiều hơn số lượng các DNA tổn thương.
DNA là một loại vật chất di truyền chủ yếu của con người, nhiễm sắc thể được hình thành bởi phân tử DNA sợi kép và histone.
Nghiên cứu khoa học sự sống đều thống nhất cho rằng, cùng với sự lão hóa cơ thể, DNA trong nhiễm sắc thể sẽ xuất hiện sự tổn thương ở những mức độ khác nhau.
Đây chính là nhân tố then chốt khiến cho cơ thể xuất hiện ung thư và các loại bệnh có liên quan đến sự lão hóa. Đồng thời, bản thân cơ thể cũng làm hết sức để phục hồi DNA tổn thương, tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa hiểu được nhiều về các cơ chế cụ thể này./.
Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng giúp điều trị các chứng bệnh bắt nguồn từ lão hóa cơ thể và tổn thương DNA.
Nhà khoa học Dell Lumsden, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, trong sự tổn thương DNA, DNA sợi kép bị đứt đã dẫn tới toàn bộ nhiễm sắc thể bị phá hủy, và đây là vấn đề khó khăn nhất để phục hồi.
Khi xảy ra sự tổn thương, đơn vị cơ bản cấu thành phân tử DNA-nucleotide có thể bị phá hủy. Do vậy, trước đó các nhà khoa học cho rằng, sự tổn thương DNA về căn bản không thể phục hồi một cách chính xác.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Mỹ phát hiện, protein Ku có thể hoàn thành công việc phục hồi khó khăn này. Trước tiên protein Ku định vị vị trí DNA sợi kép bị đứt, sau đó có thể phục hồi những vị trí nucleotide gặp vấn đề, cuối cùng tiếp tục thực hiện kiểm tra toàn bộ nhiễm sắc thể.
Các nhà khoa học hy vọng trên cơ sở nghiên cứu này có thể thu được những thông tin liên quan giúp khôi phục nhiều hơn số lượng các DNA tổn thương.
DNA là một loại vật chất di truyền chủ yếu của con người, nhiễm sắc thể được hình thành bởi phân tử DNA sợi kép và histone.
Nghiên cứu khoa học sự sống đều thống nhất cho rằng, cùng với sự lão hóa cơ thể, DNA trong nhiễm sắc thể sẽ xuất hiện sự tổn thương ở những mức độ khác nhau.
Đây chính là nhân tố then chốt khiến cho cơ thể xuất hiện ung thư và các loại bệnh có liên quan đến sự lão hóa. Đồng thời, bản thân cơ thể cũng làm hết sức để phục hồi DNA tổn thương, tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa hiểu được nhiều về các cơ chế cụ thể này./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)