AFP và hãng thông tấn Anatolia dẫn các nguồn tin địa phương cho hay, ngày 17/10, Thổ Nhĩ Kỳ lại nã pháo trả đũa Syria sau khi một quả đạn cối từ phía Syria rơi xuống lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.
Thông báo từ văn phòng tỉnh trưởng tỉnh Hatay cho hay vụ việc xảy ra vào khoảng 13 giờ 15 phút GMT. Quả đạn cối của Syria đáp xuống vị trí cách biên giới Syria 3m và chỉ cách một nông trại 150m nhưng không gây thương vong hay thiệt hại nào.
Ngay sau đó, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn trả từ một căn cứ ở thị trấn biên giới Hacipasa.
Trong hơn 10 ngày qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã đáp trả một cách có hệ thống sau mỗi lần biên giới nước này với Syria bị xâm phạm bởi các vụ nã pháo từ phía bên kia biên giới. Hôm 3/10, một quả đạn bắn từ phía Syria đã làm 5 người Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng.
Trong khi đó, tại Syria các cuộc xung đột vũ trang giữa quân đội chính phủ và lực lượng chống đối vẫn tiếp diễn. Ngày 17/10, một cuộc giao tranh ác liệt đã diễn ra tại thị trấn Maaret al-Numan để giành giật đoạn đường cao tốc từ thủ đô Damascus đi Aleppo. Lực lượng chống đối đã bắn rơi một máy bay lên thẳng của quân đội chính phủ.
Những vụ việc trên diễn ra trong bối cảnh đặc phái viên chung của Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập (AL) về Syria, ông Lakhdar Brahimi đang có chuyến công du tại khu vực Trung Đông để thuyết phục các bên tham chiến thỏa thuận về một lệnh ngừng bắn trong dịp lễ Eid al-Adha của người Hồi giáo, sẽ diễn ra vào 26/10.
Tại cuộc họp báo ở Lebanon, nước láng giềng của Syria, ông Brahimi bày tỏ lo ngại xung đột vũ trang ở nước này có thể lan rộng. Ông nói: "Cuộc khủng hoảng này có thể không chỉ nằm trong vùng lãnh thổ của Syria. Nếu cuộc khủng hoảng này không được giải quyết, nó có thể bùng cháy (khắp khu vực)."
Theo ông Brahimi, mỗi ngày có khoảng 100 người Syria bị chết trong các cuộc xung đột. Theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR-trụ sở tại Anh), trong ngày 17/10, đã có ít nhất 90 người bị chết, còn trong ngày 16/10 đã có 150 người chết, nâng tổng số nạn nhân chết vì xung đột trong một tuần qua lên 1.000 người.
Liên quan tới đề xuất ngừng bắn nhân dịp lễ Hồi giáo trên của ông Brahimi, ngày 16/10, Bộ Ngoại giao Syria tuyên bố chính phủ nước này sẵn sàng thảo luận về một thỏa thuận ngừng bắn. Tuy nhiên, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Syria Jihad Maqdisi, quân chống đối và các bên hỗ trợ họ cũng cần tham gia thỏa thuận ngừng bắn.
Về phản ứng quốc tế đối với đề xuất ngừng bắn của ông Brahimi, Iran đã bày tỏ ủng hộ. Theo hãng Thông tấn Iran (IRNA), Tổng thống nước này Mahmoud Ahmadinejad, ngày 17/10, cho biết ông cũng đưa ra một đề xuất tương tự tại cuộc hội đàm với Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan vừa diễn ra trong tuần này.
Tổng thống Iran còn cho rằng các cuộc bầu cử tự do là cách tốt nhất để chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 19 tháng tại Syria. Iran được coi là đồng minh thân cận nhất của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Trong cuộc họp báo tại Washington, ngày 17/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho hay hiện Mỹ vẫn "đang cân nhắc" những biện pháp, trong đó bao gồm việc lập một vùng cấm bay, nhằm châm dứt cuộc xung đột ngày càng phức tạp tại Syria.
Tuyên bố này cho thấy Mỹ vẫn chưa quyết định về việc liệu có lập vùng cấm bay đối với Syria hay không.
Cuộc xung đột tại Syria tiếp diễn hết sức phức tạp do cả lực lượng chính phủ và lực lượng chống đối tiếp tục nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ bên ngoài. Nga đã bán cho quân đội chính phủ Syria số vũ khí trị giá 1 tỷ USD trong năm ngoái, còn Trung Quốc đã ba lần bỏ phiếu chống tại các cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để thông qua các nghị quyết chống Syria do các nước phương Tây đề xuất.
Trong khi đó, một số nước trong khu vực và phương Tây (Mỹ, Pháp...) ủng hộ phe chống đối và thường xuyên rót tiền cũng như "viện trợ nhân đạo" cho lực lượng này.
Trong một diễn biến khác, Bulgaria, nước láng giềng của Thổ Nhĩ Kỳ đã thông báo kế hoạch lập một khu tạm cư cho những người Syria chạy lánh nạn tại thị trấn Harmali, nằm trên biên giới giáp với Thổ Nhĩ Kỳ. Dự kiến khu tạm cư này có thể đón nhận 1.000 người.
Bên cạnh đó, Bulgaria đã huy động nhiều cảnh sát tới vùng biên giới này để ngăn dòng người Syria tị nạn.
Đã có khoảng 100.000 người Syria chạy tị nạn sang Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước láng giềng để tránh các cuộc xung đột trong nước./.
Thông báo từ văn phòng tỉnh trưởng tỉnh Hatay cho hay vụ việc xảy ra vào khoảng 13 giờ 15 phút GMT. Quả đạn cối của Syria đáp xuống vị trí cách biên giới Syria 3m và chỉ cách một nông trại 150m nhưng không gây thương vong hay thiệt hại nào.
Ngay sau đó, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn trả từ một căn cứ ở thị trấn biên giới Hacipasa.
Trong hơn 10 ngày qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã đáp trả một cách có hệ thống sau mỗi lần biên giới nước này với Syria bị xâm phạm bởi các vụ nã pháo từ phía bên kia biên giới. Hôm 3/10, một quả đạn bắn từ phía Syria đã làm 5 người Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng.
Trong khi đó, tại Syria các cuộc xung đột vũ trang giữa quân đội chính phủ và lực lượng chống đối vẫn tiếp diễn. Ngày 17/10, một cuộc giao tranh ác liệt đã diễn ra tại thị trấn Maaret al-Numan để giành giật đoạn đường cao tốc từ thủ đô Damascus đi Aleppo. Lực lượng chống đối đã bắn rơi một máy bay lên thẳng của quân đội chính phủ.
Những vụ việc trên diễn ra trong bối cảnh đặc phái viên chung của Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập (AL) về Syria, ông Lakhdar Brahimi đang có chuyến công du tại khu vực Trung Đông để thuyết phục các bên tham chiến thỏa thuận về một lệnh ngừng bắn trong dịp lễ Eid al-Adha của người Hồi giáo, sẽ diễn ra vào 26/10.
Tại cuộc họp báo ở Lebanon, nước láng giềng của Syria, ông Brahimi bày tỏ lo ngại xung đột vũ trang ở nước này có thể lan rộng. Ông nói: "Cuộc khủng hoảng này có thể không chỉ nằm trong vùng lãnh thổ của Syria. Nếu cuộc khủng hoảng này không được giải quyết, nó có thể bùng cháy (khắp khu vực)."
Theo ông Brahimi, mỗi ngày có khoảng 100 người Syria bị chết trong các cuộc xung đột. Theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR-trụ sở tại Anh), trong ngày 17/10, đã có ít nhất 90 người bị chết, còn trong ngày 16/10 đã có 150 người chết, nâng tổng số nạn nhân chết vì xung đột trong một tuần qua lên 1.000 người.
Liên quan tới đề xuất ngừng bắn nhân dịp lễ Hồi giáo trên của ông Brahimi, ngày 16/10, Bộ Ngoại giao Syria tuyên bố chính phủ nước này sẵn sàng thảo luận về một thỏa thuận ngừng bắn. Tuy nhiên, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Syria Jihad Maqdisi, quân chống đối và các bên hỗ trợ họ cũng cần tham gia thỏa thuận ngừng bắn.
Về phản ứng quốc tế đối với đề xuất ngừng bắn của ông Brahimi, Iran đã bày tỏ ủng hộ. Theo hãng Thông tấn Iran (IRNA), Tổng thống nước này Mahmoud Ahmadinejad, ngày 17/10, cho biết ông cũng đưa ra một đề xuất tương tự tại cuộc hội đàm với Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan vừa diễn ra trong tuần này.
Tổng thống Iran còn cho rằng các cuộc bầu cử tự do là cách tốt nhất để chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 19 tháng tại Syria. Iran được coi là đồng minh thân cận nhất của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Trong cuộc họp báo tại Washington, ngày 17/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho hay hiện Mỹ vẫn "đang cân nhắc" những biện pháp, trong đó bao gồm việc lập một vùng cấm bay, nhằm châm dứt cuộc xung đột ngày càng phức tạp tại Syria.
Tuyên bố này cho thấy Mỹ vẫn chưa quyết định về việc liệu có lập vùng cấm bay đối với Syria hay không.
Cuộc xung đột tại Syria tiếp diễn hết sức phức tạp do cả lực lượng chính phủ và lực lượng chống đối tiếp tục nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ bên ngoài. Nga đã bán cho quân đội chính phủ Syria số vũ khí trị giá 1 tỷ USD trong năm ngoái, còn Trung Quốc đã ba lần bỏ phiếu chống tại các cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để thông qua các nghị quyết chống Syria do các nước phương Tây đề xuất.
Trong khi đó, một số nước trong khu vực và phương Tây (Mỹ, Pháp...) ủng hộ phe chống đối và thường xuyên rót tiền cũng như "viện trợ nhân đạo" cho lực lượng này.
Trong một diễn biến khác, Bulgaria, nước láng giềng của Thổ Nhĩ Kỳ đã thông báo kế hoạch lập một khu tạm cư cho những người Syria chạy lánh nạn tại thị trấn Harmali, nằm trên biên giới giáp với Thổ Nhĩ Kỳ. Dự kiến khu tạm cư này có thể đón nhận 1.000 người.
Bên cạnh đó, Bulgaria đã huy động nhiều cảnh sát tới vùng biên giới này để ngăn dòng người Syria tị nạn.
Đã có khoảng 100.000 người Syria chạy tị nạn sang Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước láng giềng để tránh các cuộc xung đột trong nước./.
(TTXVN)