Quan hệ Việt-Trung năm 2022: Cơ hội và những thách thức chiến lược

Lãnh đạo hai nước bày tỏ sự hài lòng về tình hình quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như về tầm nhìn trong năm 2022, và cùng hy vọng sẽ duy trì liên lạc chặt chẽ
Quan hệ Việt-Trung năm 2022: Cơ hội và những thách thức chiến lược ảnh 1Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại thành phố Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), hồi tháng 12/2021. (Ảnh: TTXVN phát)

Hài lòng về tình hình quan hệ giữa hai Đảng Cộng sản cũng như về tầm nhìn trong năm 2022, Việt Nam-Trung Quốc hy vọng sẽ duy trì liên lạc chặt chẽ để Quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện lên tầm cao hơn. Đây là nhận định của Tiến sĩ Vijay Sakhuja, đăng trên trang mạng The Peninsula. VietnamPlus xin giới thiệu bản dịch của bài viết này.

Năm 2022 đã bắt đầu với một tín hiệu tích cực đối với Việt Nam và Trung Quốc khi Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình trao nhau những thông điệp chúc mừng Lễ hội năm mới.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã để lại ấn tượng khi nêu cao “tinh thần láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt, củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống... hướng tới những thành tựu mới trong quan hệ Trung Quốc-Việt Nam, nâng hợp tác khu vực lên tầm cao mới, và xây dựng cộng đồng chung vận mệnh cho nhân loại...”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh “thúc đẩy sự phát triển bền vững, lành mạnh và ổn định của quan hệ giữa hai Đảng, hai nước... tạo động lực mới cho các nỗ lực thúc đẩy quan hệ hữu nghị láng giềng tốt đẹp Việt Nam-Trung Quốc và  Quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện lên tầm cao hơn.”

Cả hai nhà lãnh đạo đều bày tỏ sự hài lòng về tình hình quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như về tầm nhìn trong năm 2022 và cùng hy vọng sẽ duy trì liên lạc chặt chẽ.

Đồng thời, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã nhất trí sẽ “dàn xếp hợp lý những khác biệt để thúc đẩy  Quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện Trung Quốc-Việt Nam.”

Mặc dù mục tiêu đặt ra là như vậy, quan hệ song phương giữa hai nước cũng đặt rất nhiều cơ hội về mặt kinh tế và cả những thách thức mang tính chiến lược.

[Giao lưu quốc phòng Việt-Trung: Kế thừa và nhân lên tình hữu nghị]

Về quan hệ kinh tế-thương mại song phương đã có những bước phát triển.

Trong lĩnh vực này, tuyến đường sắt vận chuyển hàng hóa Trung Quốc-Việt Nam (ra mắt tháng 8/2017) do Tập đoàn Railway Nanning Trung Quốc điều hành là một ví dụ thành công.

Tuyến đường sắt kết nối khu tự trị Choang Quảng Tây phía nam Trung Quốc với biên giới Việt Nam và vận chuyển nhiều loại hàng hóa giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Vào năm 2021, có tới 346 chuyến tàu đã được thực hiện, tăng hơn 108% so với năm trước.

Tổng cộng 400 chuyến tàu chở hàng hóa giữa Trung Quốc-Việt Nam dự kiến sẽ được thực hiện trong năm 2022. Trung Quốc cũng sẵn sàng tạo thuận lợi bằng việc “xóa bỏ các thủ tục thông quan cho các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao của Việt Nam,” đặc biệt là sầu riêng, măng cụt và nhãn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã nhất trí thúc đẩy quan hệ song phương của hai nước thông qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực vào đầu năm nay.

Trung Quốc đã đảm bảo với Việt Nam rằng nước này sẵn sàng “thúc đẩy việc thực hiện có hiệu quả hiệp định, thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực lên một tầm cao mới và mang lại nhiều lợi ích hơn cho người dân trong khu vực.”

Tuy nhiên, ở cấp độ chiến lược, Việt Nam tiếp tục phải đối đầu với những sáng kiến gây tranh cãi của Trung Quốc, đặc biệt là về vấn đề Biển Đông.

Ngày 7/3, sau thông báo của Cục An toàn Hàng hải Hải Nam về cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc “tôn trọng và không xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia, đồng thời không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình, góp phần duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực Biển Đông. Việt Nam vẫn đang tiếp tục trao đổi với Trung Quốc về vấn đề này.”

Quan hệ Việt-Trung năm 2022: Cơ hội và những thách thức chiến lược ảnh 2Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tặng quà học sinh Trường Tiểu học Tà Lùng (Cao Bằng), dịp Giao lưu Hữu nghị Quốc phòng Biên giới Việt Nam-Trung Quốc ngày 23/4/2022. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã phát biểu rằng một phần khu vực mà Trung Quốc dự kiến diễn tập quân sự thuộc thẩm quyền của Việt Nam (vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam) và nhấn mạnh rằng Việt Nam luôn tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Bất chấp những thách thức nêu trên, công bằng mà nói phương hướng quan hệ song phương Việt-Trung sẽ không thay đổi trong năm 2022 và có thể tiếp tục đi theo xu hướng của năm trước.

Việt Nam luôn kiên định tuân thủ nguyên tắc “một Trung Quốc” và ủng hộ Trung Quốc đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Đây là tín hiệu cho thấy Hoa Kỳ có thể sẽ cử nhiều phái đoàn chính trị-ngoại giao-quân sự đến Việt Nam vào năm 2022 để tác động tới giới lãnh đạo nước này.

Dẫu vậy, Hà Nội được cho là sẽ vẫn theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục