Ngày 7/10, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Bùi Cách Tuyến sau khi đi kiểm tra thực địa công tác bảo vệ môi trường tại Tổ hợp bauxite-nhôm Lâm Đồng đã chỉ đạo cần quản lý chặt các nguồn thải trong khai thác, chế biến bauxite
Tại tổ hợp dự án bauxite-nhôm Lâm Đồng, Đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên-Môi trường cùng lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và các cơ quan chuyên môn về môi trường đã trực tiếp đến công trường kiểm tra nhiều hạng mục, dự án quan trọng trong tổ hợp và có liên quan nhiều đến môi trường như hồ pha xút của nhà máy Alumin (nơi vừa qua có thông tin rò rỉ xút ra môi trường ngoài nhà máy); nhà máy nhiệt điện; bãi thải quặng bauxite; khu mỏ bauxite; khu tuyển quặng bauxite; hồ chứa bùn đỏ…
Đoàn cũng kiểm tra thực địa một số hồ thủy lợi, dòng suối… có thông tin vừa bị ô nhiễm do các nguồn từ nhà máy Alumin.
Với kết quả kiểm tra thực địa và nghe báo cáo cụ thể của Ban quản Tổ hợp lý dự án bauxite-nhôm Lâm Đồng, Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến nhận định thông tin môi trường quanh nhà máy bị ô nhiễm nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho một số doanh nghiệp, hộ dân sau nguồn xả thải của nhà máy Alumin do nhiễm xút là chưa chính xác vì kết quả phân tích mẫu nước cũng như hình ảnh trực quan hiện nay không cho thấy điều này.
Thứ trưởng chỉ đạo chủ đầu tư hợp lý dự án bauxite-nhôm Lâm Đồng cần gấp rút đẩy nhanh tiến độ xây dựng hồ bùn đỏ nhưng tuyệt đối đảm bảo an toàn khi sử dụng, hoàn thiện nhà máy nhiệt điện với việc chống ô nhiễm môi trường khi nhà máy hoạt động.
Bên cạnh đó cần hợp đồng với các đơn vị chuyên nghiệp trong xử lý chất thải để xử lý tốt nhất 100% chất thải khi tổ hợp đi vào sản xuất; chú ý việc cân bằng nước sau hạ lưu đập Cai Bảng (nơi lấy nguồn nước phục vụ cho khai thác bauxite và chế biến Alumin), đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống quan trắc môi trường phục vụ cho tổ hợp…
Đặc biệt, chủ đầu tư phải nhanh chóng xây dựng và trình dự án cải tạo và phục hồi môi trường để Bộ Tài nguyên-Môi trường xem xét, duyệt trước khi khai thác mỏ; xây dựng Trung tâm nghiên cứu lâm sinh để lo việc giúp dân phủ xanh lại đất đã khai thác mỏ bằng những loại cây trồng lâm nghiệp, nông nghiệp phù hợp và có hiệu quả kinh tế cao…
Theo các chuyên gia trong đoàn kiểm tra, mặc dù Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong công tác bảo vệ môi trường khi triển khai Tổ hợp bauxite-nhôm Lâm Đồng nhưng cho đến nay vẫn còn một số việc cần phải làm nhanh và làm thật tốt, nếu không, chưa thể chính thức đi vào sản xuất. Điều này sẽ dẫn đến những thiệt hại không nhỏ cho Tập đoàn./.
Tại tổ hợp dự án bauxite-nhôm Lâm Đồng, Đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên-Môi trường cùng lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và các cơ quan chuyên môn về môi trường đã trực tiếp đến công trường kiểm tra nhiều hạng mục, dự án quan trọng trong tổ hợp và có liên quan nhiều đến môi trường như hồ pha xút của nhà máy Alumin (nơi vừa qua có thông tin rò rỉ xút ra môi trường ngoài nhà máy); nhà máy nhiệt điện; bãi thải quặng bauxite; khu mỏ bauxite; khu tuyển quặng bauxite; hồ chứa bùn đỏ…
Đoàn cũng kiểm tra thực địa một số hồ thủy lợi, dòng suối… có thông tin vừa bị ô nhiễm do các nguồn từ nhà máy Alumin.
Với kết quả kiểm tra thực địa và nghe báo cáo cụ thể của Ban quản Tổ hợp lý dự án bauxite-nhôm Lâm Đồng, Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến nhận định thông tin môi trường quanh nhà máy bị ô nhiễm nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho một số doanh nghiệp, hộ dân sau nguồn xả thải của nhà máy Alumin do nhiễm xút là chưa chính xác vì kết quả phân tích mẫu nước cũng như hình ảnh trực quan hiện nay không cho thấy điều này.
Thứ trưởng chỉ đạo chủ đầu tư hợp lý dự án bauxite-nhôm Lâm Đồng cần gấp rút đẩy nhanh tiến độ xây dựng hồ bùn đỏ nhưng tuyệt đối đảm bảo an toàn khi sử dụng, hoàn thiện nhà máy nhiệt điện với việc chống ô nhiễm môi trường khi nhà máy hoạt động.
Bên cạnh đó cần hợp đồng với các đơn vị chuyên nghiệp trong xử lý chất thải để xử lý tốt nhất 100% chất thải khi tổ hợp đi vào sản xuất; chú ý việc cân bằng nước sau hạ lưu đập Cai Bảng (nơi lấy nguồn nước phục vụ cho khai thác bauxite và chế biến Alumin), đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống quan trắc môi trường phục vụ cho tổ hợp…
Đặc biệt, chủ đầu tư phải nhanh chóng xây dựng và trình dự án cải tạo và phục hồi môi trường để Bộ Tài nguyên-Môi trường xem xét, duyệt trước khi khai thác mỏ; xây dựng Trung tâm nghiên cứu lâm sinh để lo việc giúp dân phủ xanh lại đất đã khai thác mỏ bằng những loại cây trồng lâm nghiệp, nông nghiệp phù hợp và có hiệu quả kinh tế cao…
Theo các chuyên gia trong đoàn kiểm tra, mặc dù Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong công tác bảo vệ môi trường khi triển khai Tổ hợp bauxite-nhôm Lâm Đồng nhưng cho đến nay vẫn còn một số việc cần phải làm nhanh và làm thật tốt, nếu không, chưa thể chính thức đi vào sản xuất. Điều này sẽ dẫn đến những thiệt hại không nhỏ cho Tập đoàn./.
Phan Văn Đông (TTXVN/Vietnam+)