Quản lý khai thác tài nguyên nước theo hướng cân bằng giữa cung và cầu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cấp bách được Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) định hướng trong năm 2012 và những năm tới, để phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện dân số gia tăng, khí hậu toàn cầu diễn biến ngày càng phức tạp.
Do một thời gian dài Việt Nam chưa nhận thức được đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của nước đối với đời sống, sức khỏe và môi trường nên chưa chú trọng quản lý và bảo vệ tài nguyên nước. Dẫn tới tài nguyên nước đã có biểu hiện suy thoái cả về số lượng lẫn chất lượng; tình trạng ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước, khan hiếm nước đã xuất hiện nhiều nơi và đang có xu hướng gia tăng, nhất là vùng trung du và miền núi vào mùa khô hàng năm; tình trạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả, thiếu quy hoạch, thiếu tính liên ngành còn phổ biến đang trở thành áp lực rất lớn cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội bền vững của Việt Nam.
Vì vậy, Cục Quản lý tài nguyên nước đang khẩn trương tiến hành tiếp thu ý kiến đóng góp, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), để sớm hoàn thiện Luật này trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 3 vào tháng 5 năm 2012. Mặt khác, Cục phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng các quy trình phối hợp vận hành điều tiết nước mùa cạn trên các lưu vực sông Hồng, sông Thu Bồn, Sê San và Srepock. Đồng thời xây dựng các đề án theo dõi hoạt động khai thác sử dụng nước ở thượng nguồn lưu vực sông Mekong và lưu vực sông Hồng. Theo dõi, giám sát nguồn nước xuyên biên giới; kiểm kê tài nguyên nước quốc gia và bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn.
Nhằm lập lại trật tự kỷ cương trong quản lý và khai thác tài nguyên nước, trong năm vừa qua, Cục Quản lý tài nguyên nước đã hoàn thành kiểm tra các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước, xả thải vào nguồn nước tại 6 tỉnh, thành phố trọng điểm gồm Bắc Giang, Hải Dương, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh. Cục còn tiến hành kiểm tra tại một số cơ sở đề nghị cấp phép, tập trung chủ yếu vào các công trình thủy điện, xả nước thải vào nguồn nước, kiểm tra việc vận hành của một số công trình thủy điện trong mùa lũ.
Thông qua các dự án, Cục tổ chức các lớp hội thảo, tập huấn, phổ biến, quán triệt các văn bản pháp luật tài nguyên nước cho đội ngũ cán bộ chuyên trách ở các địa phương, kể cả cán bộ lãnh đạo cấp huyện, xã; hướng dẫn một số địa phương tổ chức thẩm định hồ sơ cấp phép, thực hiện các biện pháp cụ thể trong bảo vệ nước dưới đất trên địa bàn. Trong quá trình xây dựng các văn bản, hướng dẫn, Cục luôn quán triệt chủ trương cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, chỉ quy định những hồ sơ, thủ tục thực sự cần thiết cho công tác quản lý để các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân dễ thực hiện và chấp hành.
Cho đến nay, công tác cấp phép khai thác, thanh tra, kiểm tra ở các địa phương trong cả nước đã có tiến bộ đáng kể so với thời gian trước đây, số lượng giấy phép được cấp tăng, hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm cũng được đẩy mạnh. Điển hình như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Tiềng Giang, Cần Thơ...đã tổ chức hàng chục cuộc thanh tra đột xuất, định kỳ, phát hiện và xử lý nghiêm nhiều trường hợp khai thác, xả nước thải không có giấy phép hoặc không tuân thủ các quy định của giấy phép đã được cấp./.
Do một thời gian dài Việt Nam chưa nhận thức được đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của nước đối với đời sống, sức khỏe và môi trường nên chưa chú trọng quản lý và bảo vệ tài nguyên nước. Dẫn tới tài nguyên nước đã có biểu hiện suy thoái cả về số lượng lẫn chất lượng; tình trạng ô nhiễm nguồn nước, thiếu nước, khan hiếm nước đã xuất hiện nhiều nơi và đang có xu hướng gia tăng, nhất là vùng trung du và miền núi vào mùa khô hàng năm; tình trạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả, thiếu quy hoạch, thiếu tính liên ngành còn phổ biến đang trở thành áp lực rất lớn cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội bền vững của Việt Nam.
Vì vậy, Cục Quản lý tài nguyên nước đang khẩn trương tiến hành tiếp thu ý kiến đóng góp, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), để sớm hoàn thiện Luật này trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 3 vào tháng 5 năm 2012. Mặt khác, Cục phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng các quy trình phối hợp vận hành điều tiết nước mùa cạn trên các lưu vực sông Hồng, sông Thu Bồn, Sê San và Srepock. Đồng thời xây dựng các đề án theo dõi hoạt động khai thác sử dụng nước ở thượng nguồn lưu vực sông Mekong và lưu vực sông Hồng. Theo dõi, giám sát nguồn nước xuyên biên giới; kiểm kê tài nguyên nước quốc gia và bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn.
Nhằm lập lại trật tự kỷ cương trong quản lý và khai thác tài nguyên nước, trong năm vừa qua, Cục Quản lý tài nguyên nước đã hoàn thành kiểm tra các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước, xả thải vào nguồn nước tại 6 tỉnh, thành phố trọng điểm gồm Bắc Giang, Hải Dương, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh. Cục còn tiến hành kiểm tra tại một số cơ sở đề nghị cấp phép, tập trung chủ yếu vào các công trình thủy điện, xả nước thải vào nguồn nước, kiểm tra việc vận hành của một số công trình thủy điện trong mùa lũ.
Thông qua các dự án, Cục tổ chức các lớp hội thảo, tập huấn, phổ biến, quán triệt các văn bản pháp luật tài nguyên nước cho đội ngũ cán bộ chuyên trách ở các địa phương, kể cả cán bộ lãnh đạo cấp huyện, xã; hướng dẫn một số địa phương tổ chức thẩm định hồ sơ cấp phép, thực hiện các biện pháp cụ thể trong bảo vệ nước dưới đất trên địa bàn. Trong quá trình xây dựng các văn bản, hướng dẫn, Cục luôn quán triệt chủ trương cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, chỉ quy định những hồ sơ, thủ tục thực sự cần thiết cho công tác quản lý để các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân dễ thực hiện và chấp hành.
Cho đến nay, công tác cấp phép khai thác, thanh tra, kiểm tra ở các địa phương trong cả nước đã có tiến bộ đáng kể so với thời gian trước đây, số lượng giấy phép được cấp tăng, hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm cũng được đẩy mạnh. Điển hình như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Tiềng Giang, Cần Thơ...đã tổ chức hàng chục cuộc thanh tra đột xuất, định kỳ, phát hiện và xử lý nghiêm nhiều trường hợp khai thác, xả nước thải không có giấy phép hoặc không tuân thủ các quy định của giấy phép đã được cấp./.
Văn Hào (TTXVN/Vietnam+)