Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối mặt hàng phân bón giai đoạn 2010-2020, có xét đến đến 2025 sẽ được phê duyệt trong tháng 10 này.
Với việc này, thị trường phân bón trong nước được kỳ vọng sẽ có những đổi thay tích cực, theo hướng hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng “loạn giá, loạn chất lượng phân bón” hiện nay.
Thị trường nhiều bất cập
Tại Hội nghị quy hoạch phát triển sản xuất kinh doanh phân bón đến 2020 được tổ chức vào ngày 12/10 tại Hà Nội, Cục trưởng Cục Hóa chất Bộ Công Thương Phùng Hà cho biết một trong những nguyên nhân của tình trạng bất cập này là do hệ thống phân phối sản phẩm phân bón hiện vẫn phát triển tự phát, với mô hình nhiều tầng nấc bao gồm hệ thống phân phối của nhà sản xuất, hệ thống phân phối của nhà tiêu thụ kinh doanh từ đại lý cấp 1 đến đại lý cấp 2,3 và vô vàn các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ...
Chính vì vậy, giá phân bón thường không theo một chuẩn mực nhất định mà phụ thuộc vào từng vùng miền.
Số liệu nghiên cứu của Khoa kinh tế Truờng đại học An Giang cũng cho thấy nông dân hiện phải chấp nhận mua phân bón với giá bị đội từ 30-40% so với giá bán ra của nhà sản xuất.
Với thực tế này, người nông dân không chỉ bị thiệt thòi về giá, mà còn phải chấp nhận mua các sản phẩm phân bón kém chất lượng, trôi nổi trên thị trường do các cơ quan quản lý nhà nước mới chỉ đủ sức quản lý các doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn; còn các doanh nghiệp sản xuất phân bón nhỏ lẻ vẫn hoạt động ngoài tầm kiểm soát.
Hiện có quá nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón NPK và phân bón hữu cơ không chú ý tới điều kiện kỹ thuật, phân tích, áp dụng công nghệ cũ nên chất lượng phân bón sản xuất ra chất lượng kém.
Đáng chú ý, việc cấp giấy chứng nhận kinh doanh phân bón còn chồng chéo. Thêm vào đó, với quy định hiện nay “phân bón là mặt hàng kinh doanh có điều kiện nhưng không cần giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh” đã tạo “kẽ hở” cho một số doanh nghiệp có cơ hội tuồn phân bón giả, kém chất lượng ra thị trường.
Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Quế Lâm - Tập đoàn tư nhân sản xuất phân bón hữu cơ lớn tại Việt Nam, không chỉ người nông dân phải chịu thiệt, bản thân các nhà sản xuất phân bón chất lượng cũng thua thiệt không kém do công tác quản lý Nhà nước vẫn còn những sơ hở, nhất là trong khâu kiểm định chất lượng sản phẩm cũng như máy móc trang thiết bị kiểm định còn hạn chế.
Trong thời gian qua, mặc dù Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với Hiệp hội phân bón Việt Nam trong việc xây dựng quy hoạch về sản xuất phân bón cũng như tăng cưòng việc quản lý giá cả và chất lượng phân bón nhưng trên thực tế, người nông dân vẫn phải “chung sống” với tình trạng khan hàng, sốt giá, nhất là vào dịp cao điểm về nhu cầu phân bón như vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu.
”Thay áo” cho thị trường
Các ý kiến tại hội nghị cũng đều khẳng định, việc Chính phủ ủy quyền cho Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối phân bón sẽ có tác động rất lớn tới thị trường phân bón trong nước, đặc biệt là hai loại phân bón NPK và phân bón hữu cơ, là những mặt hàng phân bón dễ bị làm giả nhất hiện nay.
Cục trưởng Phùng Hà khẳng định sau khi Quy hoạch được phê duyệt, hệ thống phân phối phân bón sẽ được phát triển dựa trên các yếu tố sự hình thành các vùng kinh tế nông nghiệp; nhu cầu phân bón của từng vùng kinh tế; đặc điểm của hoạt động kinh tế vùng và tập quán mua bán của nông dân... với tiêu chí hệ thống phân phối vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, giảm bớt khâu trung gian, giảm chi phí, đảm bảo cung ứng phân bón chất lượng tốt, giá cả hợp lý.
Theo đó, từ nay đến 2015, hệ thống phân phối sản phẩm phân bón sẽ phát triển ở 14 trung tâm phân phối vùng tại Lào Cai, Phú Thọ, Bắc Giang, Hải Dương, Ninh Bình, Nghệ An, Đà Nẵng, Bình Định, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Long An, An Giang, Cần Thơ và Kiên Giang. Từ 2016-2020 sẽ mở rộng hoặc phát triển thêm 8 trung tâm phân phối mặt hàng phân bón.
Về phía Tổng Công ty phân đạm và hóa chất Dầu khí (DPM), Tổng Giám đốc Phan Đình Đức cho rằng trong khi chờ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống phân phối như đề xuất của Bộ Công Thương, các doanh nghiệp sản xuất phân bón nhỏ, không có tiềm lực tài chính đủ mạnh để xây dựng hệ thống phân phối riêng như DPM có thể thông qua hệ thống phân phối của các doanh nghiệp lớn để cùng tiêu thụ các sản phẩm phân bón chất lượng, mang lại lợi ích kinh tế cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Tuy nhiên, để Quy hoạch khi đi vào thực tiễn phát huy được hiệu quả cao nhất, phương thức quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón cũng cần phải thay đổi theo hướng: “đưa phân bón từ mặt hàng kinh doanh có điều kiện, không cần cấp giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh chuyển sang cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh,” ông Hà nhấn mạnh.
Nếu đề xuất này được chấp thuận, tất cả các doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh phân bón NPK và phân hữu cơ phải đủ điều kiện kinh doanh của Bộ Công Thương, cụ thể là đáp ứng một số điều kiện có đội ngũ cán bộ phù hợp; có trang thiết bị phù hợp, có thiết bị phân tích, có hệ thống kho bãi...
Chính vì vậy, những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh quy mô quá nhỏ, lạc hậu sẽ tự động giải thể, còn cơ quan quản lý nhà nước sẽ ngăn chặn được ngay từ đầu các cơ sở sản xuất phân bón kém chất lượng tuồn sản phẩm ra thị trường.
Đồng quan điểm với Bộ Công Thương, đại diện Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề xuất cùng với việc thống nhất đầu mối quản lý các hoạt động về phân bón từ khâu sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, tránh chồng chéo giữa các bộ ngành, giải pháp xây dựng mạng lưới thanh tra chuyên ngành và hệ thống các đơn vị phân tích độc lập ở các vùng miền để kiểm định kịp thời chất lượng phân bón sẽ là biện pháp quản lý hiệu quả chất lượng phân bón trên thị trường.
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đề nghị thay đổi phương thức quản lý phân bón thông qua Danh mục phân bón được phép sản xuất kinh doanh và sử dụng (như hiện nay) bằng hình thức phân thành hai nhóm sản phẩm chính để quản lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất phân bón và cơ quan quản lý tiết kiệm thời gian, chi phí khi đưa một sản phẩm phân bón vào sản xuất đại trà.
Theo dự kiến, Quy hoạch hệ thống sản xuất và phân phối phân bón sẽ được phê duyệt trong tháng 10 này và Nghị định sửa đổi “đưa phân bón thành mặt hàng kinh doanh có điều kiện cần cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh” sẽ được thực thi từ quý 2 năm 2011.
Với hành lang pháp lý đủ mạnh này, cộng với sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp hội phân bón và các doanh nghiệp, thị trường phân bón trong nước sẽ đi đúng quỹ đạo, mang lại lợi ích cho người nông dân và hiệu quả cho nền nông nghiệp Việt Nam./.
Với việc này, thị trường phân bón trong nước được kỳ vọng sẽ có những đổi thay tích cực, theo hướng hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng “loạn giá, loạn chất lượng phân bón” hiện nay.
Thị trường nhiều bất cập
Tại Hội nghị quy hoạch phát triển sản xuất kinh doanh phân bón đến 2020 được tổ chức vào ngày 12/10 tại Hà Nội, Cục trưởng Cục Hóa chất Bộ Công Thương Phùng Hà cho biết một trong những nguyên nhân của tình trạng bất cập này là do hệ thống phân phối sản phẩm phân bón hiện vẫn phát triển tự phát, với mô hình nhiều tầng nấc bao gồm hệ thống phân phối của nhà sản xuất, hệ thống phân phối của nhà tiêu thụ kinh doanh từ đại lý cấp 1 đến đại lý cấp 2,3 và vô vàn các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ...
Chính vì vậy, giá phân bón thường không theo một chuẩn mực nhất định mà phụ thuộc vào từng vùng miền.
Số liệu nghiên cứu của Khoa kinh tế Truờng đại học An Giang cũng cho thấy nông dân hiện phải chấp nhận mua phân bón với giá bị đội từ 30-40% so với giá bán ra của nhà sản xuất.
Với thực tế này, người nông dân không chỉ bị thiệt thòi về giá, mà còn phải chấp nhận mua các sản phẩm phân bón kém chất lượng, trôi nổi trên thị trường do các cơ quan quản lý nhà nước mới chỉ đủ sức quản lý các doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn; còn các doanh nghiệp sản xuất phân bón nhỏ lẻ vẫn hoạt động ngoài tầm kiểm soát.
Hiện có quá nhiều doanh nghiệp sản xuất phân bón NPK và phân bón hữu cơ không chú ý tới điều kiện kỹ thuật, phân tích, áp dụng công nghệ cũ nên chất lượng phân bón sản xuất ra chất lượng kém.
Đáng chú ý, việc cấp giấy chứng nhận kinh doanh phân bón còn chồng chéo. Thêm vào đó, với quy định hiện nay “phân bón là mặt hàng kinh doanh có điều kiện nhưng không cần giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh” đã tạo “kẽ hở” cho một số doanh nghiệp có cơ hội tuồn phân bón giả, kém chất lượng ra thị trường.
Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Quế Lâm - Tập đoàn tư nhân sản xuất phân bón hữu cơ lớn tại Việt Nam, không chỉ người nông dân phải chịu thiệt, bản thân các nhà sản xuất phân bón chất lượng cũng thua thiệt không kém do công tác quản lý Nhà nước vẫn còn những sơ hở, nhất là trong khâu kiểm định chất lượng sản phẩm cũng như máy móc trang thiết bị kiểm định còn hạn chế.
Trong thời gian qua, mặc dù Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với Hiệp hội phân bón Việt Nam trong việc xây dựng quy hoạch về sản xuất phân bón cũng như tăng cưòng việc quản lý giá cả và chất lượng phân bón nhưng trên thực tế, người nông dân vẫn phải “chung sống” với tình trạng khan hàng, sốt giá, nhất là vào dịp cao điểm về nhu cầu phân bón như vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu.
”Thay áo” cho thị trường
Các ý kiến tại hội nghị cũng đều khẳng định, việc Chính phủ ủy quyền cho Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối phân bón sẽ có tác động rất lớn tới thị trường phân bón trong nước, đặc biệt là hai loại phân bón NPK và phân bón hữu cơ, là những mặt hàng phân bón dễ bị làm giả nhất hiện nay.
Cục trưởng Phùng Hà khẳng định sau khi Quy hoạch được phê duyệt, hệ thống phân phối phân bón sẽ được phát triển dựa trên các yếu tố sự hình thành các vùng kinh tế nông nghiệp; nhu cầu phân bón của từng vùng kinh tế; đặc điểm của hoạt động kinh tế vùng và tập quán mua bán của nông dân... với tiêu chí hệ thống phân phối vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, giảm bớt khâu trung gian, giảm chi phí, đảm bảo cung ứng phân bón chất lượng tốt, giá cả hợp lý.
Theo đó, từ nay đến 2015, hệ thống phân phối sản phẩm phân bón sẽ phát triển ở 14 trung tâm phân phối vùng tại Lào Cai, Phú Thọ, Bắc Giang, Hải Dương, Ninh Bình, Nghệ An, Đà Nẵng, Bình Định, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Long An, An Giang, Cần Thơ và Kiên Giang. Từ 2016-2020 sẽ mở rộng hoặc phát triển thêm 8 trung tâm phân phối mặt hàng phân bón.
Về phía Tổng Công ty phân đạm và hóa chất Dầu khí (DPM), Tổng Giám đốc Phan Đình Đức cho rằng trong khi chờ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống phân phối như đề xuất của Bộ Công Thương, các doanh nghiệp sản xuất phân bón nhỏ, không có tiềm lực tài chính đủ mạnh để xây dựng hệ thống phân phối riêng như DPM có thể thông qua hệ thống phân phối của các doanh nghiệp lớn để cùng tiêu thụ các sản phẩm phân bón chất lượng, mang lại lợi ích kinh tế cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Tuy nhiên, để Quy hoạch khi đi vào thực tiễn phát huy được hiệu quả cao nhất, phương thức quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón cũng cần phải thay đổi theo hướng: “đưa phân bón từ mặt hàng kinh doanh có điều kiện, không cần cấp giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh chuyển sang cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh,” ông Hà nhấn mạnh.
Nếu đề xuất này được chấp thuận, tất cả các doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh phân bón NPK và phân hữu cơ phải đủ điều kiện kinh doanh của Bộ Công Thương, cụ thể là đáp ứng một số điều kiện có đội ngũ cán bộ phù hợp; có trang thiết bị phù hợp, có thiết bị phân tích, có hệ thống kho bãi...
Chính vì vậy, những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh quy mô quá nhỏ, lạc hậu sẽ tự động giải thể, còn cơ quan quản lý nhà nước sẽ ngăn chặn được ngay từ đầu các cơ sở sản xuất phân bón kém chất lượng tuồn sản phẩm ra thị trường.
Đồng quan điểm với Bộ Công Thương, đại diện Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề xuất cùng với việc thống nhất đầu mối quản lý các hoạt động về phân bón từ khâu sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, tránh chồng chéo giữa các bộ ngành, giải pháp xây dựng mạng lưới thanh tra chuyên ngành và hệ thống các đơn vị phân tích độc lập ở các vùng miền để kiểm định kịp thời chất lượng phân bón sẽ là biện pháp quản lý hiệu quả chất lượng phân bón trên thị trường.
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đề nghị thay đổi phương thức quản lý phân bón thông qua Danh mục phân bón được phép sản xuất kinh doanh và sử dụng (như hiện nay) bằng hình thức phân thành hai nhóm sản phẩm chính để quản lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất phân bón và cơ quan quản lý tiết kiệm thời gian, chi phí khi đưa một sản phẩm phân bón vào sản xuất đại trà.
Theo dự kiến, Quy hoạch hệ thống sản xuất và phân phối phân bón sẽ được phê duyệt trong tháng 10 này và Nghị định sửa đổi “đưa phân bón thành mặt hàng kinh doanh có điều kiện cần cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh” sẽ được thực thi từ quý 2 năm 2011.
Với hành lang pháp lý đủ mạnh này, cộng với sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp hội phân bón và các doanh nghiệp, thị trường phân bón trong nước sẽ đi đúng quỹ đạo, mang lại lợi ích cho người nông dân và hiệu quả cho nền nông nghiệp Việt Nam./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)