Ngày 6/12, Ban Chỉ huy Phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn thành phố Đà Nẵng, Ban Chỉ huy Phòng chống bão lụt tỉnh Quảng Nam phối hợp tổ chức lễ ký kết quy chế vận hành liên hồ theo Quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ A Vương, Sông Tranh 2 và Đắk Mi 4 theo Quyết định 1880/QĐ-TTg của Chính phủ.
Theo đó, trong mùa lũ hàng năm, Ban Quản lý các hồ chứa đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình thủy điện A Vương, Đắk Mi 4, Sông Tranh 2, không để mực nước hồ vượt cao trình mực nước dâng gia cường với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 1.000 năm, góp phần giảm lũ cho hạ du, đảm bảo hiệu quả phát điện.
Trong quá trình vận hành các hồ, cần theo dõi, cập nhật thông tin về lưu lượng thực đo và thông tin dự báo lưu lượng đến hồ 6 giờ tiếp theo để điều chỉnh quá trình xả cho phù hợp với tình hình thực tế.
Khi vận hành hồ chứa giảm lũ cho hạ du phải tuân thủ theo quy định về trình tự, phương thức đóng, mở cửa van các công trình xả đã được cấp có thẩm quyền ban hành. Không cho phép sử dụng phần dung tích hồ từ cao trình mực nước dâng bình thường đến cao trình mực nước dâng gia cường để điều tiết giảm lũ khi các cửa van của công trình xả chưa ở trạng thái mở hoàn toàn.
Sau đỉnh lũ, phải đưa mực nước hồ về cao trình mực nước dâng bình thường. Trước khi vận hành mở các cửa xả đầu tiên phải thông báo trước 2 giờ đến Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Quảng Nam, Đà Nẵng, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố: Quảng Nam, Đà Nẵng.
Trường hợp có lệnh vận hành cửa xả của các hồ A Vương, Đắk Mi 4, Sông Tranh 2, khi mực nước tại trạm thủy văn Ái Nghĩa, Câu Lâu đang ở mức lớn hơn báo động II, Giám đốc đơn vị quản lý vận hành các hồ phải thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Quảng Nam, Đà Nẵng và Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố: Quảng Nam, Đà Nẵng.
Trường hợp các hồ xả lũ khẩn cấp đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối, hoặc xảy ra những tình huống bất thường, không thực hiện được theo đúng Quy trình này thì Giám đốc các đơn vị quản lý, vận hành hồ liên quan phải báo cáo ngay với Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Quảng Nam, Đà Nẵng biết để chỉ đạo xử lý. Trường hợp mất thông tin liên lạc, thì Giám đốc đơn vị quản lý, vận hành hồ liên quan phải chủ động triển khai ngay các biện pháp đối phó phù hợp…
Ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó trưởng Ban phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn thành phố Đà Nẵng cho biết so với những quy chế, quy định trước đây về đảm bảo an toàn hồ chứa và xả lũ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thì Quyết định số 1880/QĐ-TTg của Chính phủ ban hành ngày 13/10/2010 đã thể hiện được sự vượt trội trong việc vận hành liên hồ chứa trong mùa mưa lũ hàng năm.
Quyết định này đã giúp Ban Quản lý các hồ, cơ quan chức năng điều chỉnh để giảm đỉnh lũ các hồ; dung tích hồ chứa được khai thác triệt để; đảm bảo an toàn cho hồ chứa trong mùa mưa lũ cũng như điều tiết cắt lũ cho hạ du… góp phần hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra./.
Theo đó, trong mùa lũ hàng năm, Ban Quản lý các hồ chứa đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình thủy điện A Vương, Đắk Mi 4, Sông Tranh 2, không để mực nước hồ vượt cao trình mực nước dâng gia cường với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 1.000 năm, góp phần giảm lũ cho hạ du, đảm bảo hiệu quả phát điện.
Trong quá trình vận hành các hồ, cần theo dõi, cập nhật thông tin về lưu lượng thực đo và thông tin dự báo lưu lượng đến hồ 6 giờ tiếp theo để điều chỉnh quá trình xả cho phù hợp với tình hình thực tế.
Khi vận hành hồ chứa giảm lũ cho hạ du phải tuân thủ theo quy định về trình tự, phương thức đóng, mở cửa van các công trình xả đã được cấp có thẩm quyền ban hành. Không cho phép sử dụng phần dung tích hồ từ cao trình mực nước dâng bình thường đến cao trình mực nước dâng gia cường để điều tiết giảm lũ khi các cửa van của công trình xả chưa ở trạng thái mở hoàn toàn.
Sau đỉnh lũ, phải đưa mực nước hồ về cao trình mực nước dâng bình thường. Trước khi vận hành mở các cửa xả đầu tiên phải thông báo trước 2 giờ đến Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Quảng Nam, Đà Nẵng, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố: Quảng Nam, Đà Nẵng.
Trường hợp có lệnh vận hành cửa xả của các hồ A Vương, Đắk Mi 4, Sông Tranh 2, khi mực nước tại trạm thủy văn Ái Nghĩa, Câu Lâu đang ở mức lớn hơn báo động II, Giám đốc đơn vị quản lý vận hành các hồ phải thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Quảng Nam, Đà Nẵng và Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố: Quảng Nam, Đà Nẵng.
Trường hợp các hồ xả lũ khẩn cấp đảm bảo an toàn cho công trình đầu mối, hoặc xảy ra những tình huống bất thường, không thực hiện được theo đúng Quy trình này thì Giám đốc các đơn vị quản lý, vận hành hồ liên quan phải báo cáo ngay với Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Quảng Nam, Đà Nẵng biết để chỉ đạo xử lý. Trường hợp mất thông tin liên lạc, thì Giám đốc đơn vị quản lý, vận hành hồ liên quan phải chủ động triển khai ngay các biện pháp đối phó phù hợp…
Ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó trưởng Ban phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn thành phố Đà Nẵng cho biết so với những quy chế, quy định trước đây về đảm bảo an toàn hồ chứa và xả lũ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thì Quyết định số 1880/QĐ-TTg của Chính phủ ban hành ngày 13/10/2010 đã thể hiện được sự vượt trội trong việc vận hành liên hồ chứa trong mùa mưa lũ hàng năm.
Quyết định này đã giúp Ban Quản lý các hồ, cơ quan chức năng điều chỉnh để giảm đỉnh lũ các hồ; dung tích hồ chứa được khai thác triệt để; đảm bảo an toàn cho hồ chứa trong mùa mưa lũ cũng như điều tiết cắt lũ cho hạ du… góp phần hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra./.
Nguyễn Sơn (TTXVN/Vietnam+)