Mưa lớn mấy ngày qua đã khiến một số nơi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam bị ngập sâu trong nước và cô lập hoàn toàn.
Ông Huỳnh Tấn Triều, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Nông Sơn cho biết mưa to liên tiếp trong những ngày qua khiến lượng nước trên thượng nguồn đổ về nhiều làm mực sông Thu Bồn dâng cao.
Đến 19 giờ ngày 25/11, nhiều điểm trên tuyến đường ĐT 611, ĐT 610 từ Quốc lộ đi Nông Sơn bị chìm sâu trong nước từ 0,5 đến hơn 1m, giao thông hoàn toàn bị chia cắt. Nhiều khu dân cư trên địa bàn huyện bị ngập sâu trong nước và bị cô lập như các xã Quế Ninh, Phước Ninh, Quế Trung và Quế Lâm.
Tại tuyến đường phía Nam Quảng Nam, mưa lớn liên tiếp nhiều ngày cũng gây ngập lụt cục bộ và chia cắt ở nhiều nơi ở 2 huyện Bắc Trà My và Nam Trà My.
Tại khu vực ngầm Sông Trường, nước lũ đã băng qua ngầm và luôn ở mức cao hơn 3m, làm cô lập, cắt đứt hoàn toàn tuyến giao thông huyết mạch lên sáu xã vùng cao Trà Tân, Trà Bui, Trà Đốc, Trà Giáp, Trà Giác và Trà Ka của huyện Bắc Trà My và toàn bộ huyện Nam Trà My.
Trước đó, ngày 23/11, Thủy điện Sông Tranh II tiến hành xả lũ theo quy trình, lưu lượng nước xả qua cửa tràn bình quân 1.400m3/s. Ở huyện biên giới Tây Giang, mưa lớn cũng làm cô lập hoàn toàn 4 xã vùng cao Tr’hy, A Xan, Ch’ơm và Ga Ry.
Trước tình hình đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành và các địa phương thông tin nhanh về tình hình mưa lũ đến nhân dân để chủ động phòng tránh; tổ chức lực lượng cảnh giới và ngăn chặn người dân đi lại ở những nơi bị ngập sâu, nước chảy xiết; nghiêm cấm ghe thuyền đi lại vớt củi và đánh bắt cá trên sông, suối.
Các địa phương cũng yêu cầu các đơn vị kiểm tra, rà soát các khu dân cư ở vùng trũng, vùng ven sông suối và vùng có nguy cơ lũ quét.
Đặc biệt, các khu vực có khả năng sạt lở đất phải tổ chức sơ tán để đảm bảo an toàn về người và tài sản; công an, quân sự huyện bố trí lực lượng ở các vị trí bị ngập sâu để hướng dẫn người và các phương tiện giao thông đi lại đảm bảo an toàn; duy trì các lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi cần thiết.
Từ tối 25 đến sáng 26/11, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có mưa rất to, gây ngập úng cục bộ tại nhiều khu vực. Tại các huyện Nghi Lộc, Nam Đàn, Hưng Nguyên, mưa lớn làm ngập nhiều tuyến đường làng, ngõ xóm và đồng ruộng.
Tại thành phố Vinh, các tuyến đường như Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Mai Hắc Đế và các tuyến đường trên địa bàn phường Vinh Tân, do hệ thống thoát nước kém nên đã gây ngập cục bộ, giao thông đi lại khó khăn. Đây cũng là những bất cập đối với nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố Vinh trước những trận mưa lớn xảy ra.
Cũng do ảnh hưởng của mưa lớn nên sáng 26/11, tại các chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh, lượng người đi chợ giảm hẳn. Chợ thị trấn Quán Hành (chợ lớn lớn nhất trên địa bàn huyện Nghi Lộc) có nhiều quầy hàng nghỉ bán; các mặt hàng như rau xanh, thịt, giá tăng hơn những hôm trước.
Theo dự báo, trong những ngày tới trên địa bàn Nghệ An tiếp tục có mưa lớn. Hiện nay, các địa phương trong tỉnh Nghệ An đang cảnh báo đến người dân những nguy cơ không an toàn khi mưa lớn xảy ra, đặc biệt là tình trạng trẻ em nông thôn ra sông suối, ao hồ đánh bắt cá khi mưa lớn./.
Ông Huỳnh Tấn Triều, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Nông Sơn cho biết mưa to liên tiếp trong những ngày qua khiến lượng nước trên thượng nguồn đổ về nhiều làm mực sông Thu Bồn dâng cao.
Đến 19 giờ ngày 25/11, nhiều điểm trên tuyến đường ĐT 611, ĐT 610 từ Quốc lộ đi Nông Sơn bị chìm sâu trong nước từ 0,5 đến hơn 1m, giao thông hoàn toàn bị chia cắt. Nhiều khu dân cư trên địa bàn huyện bị ngập sâu trong nước và bị cô lập như các xã Quế Ninh, Phước Ninh, Quế Trung và Quế Lâm.
Tại tuyến đường phía Nam Quảng Nam, mưa lớn liên tiếp nhiều ngày cũng gây ngập lụt cục bộ và chia cắt ở nhiều nơi ở 2 huyện Bắc Trà My và Nam Trà My.
Tại khu vực ngầm Sông Trường, nước lũ đã băng qua ngầm và luôn ở mức cao hơn 3m, làm cô lập, cắt đứt hoàn toàn tuyến giao thông huyết mạch lên sáu xã vùng cao Trà Tân, Trà Bui, Trà Đốc, Trà Giáp, Trà Giác và Trà Ka của huyện Bắc Trà My và toàn bộ huyện Nam Trà My.
Trước đó, ngày 23/11, Thủy điện Sông Tranh II tiến hành xả lũ theo quy trình, lưu lượng nước xả qua cửa tràn bình quân 1.400m3/s. Ở huyện biên giới Tây Giang, mưa lớn cũng làm cô lập hoàn toàn 4 xã vùng cao Tr’hy, A Xan, Ch’ơm và Ga Ry.
Trước tình hình đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành và các địa phương thông tin nhanh về tình hình mưa lũ đến nhân dân để chủ động phòng tránh; tổ chức lực lượng cảnh giới và ngăn chặn người dân đi lại ở những nơi bị ngập sâu, nước chảy xiết; nghiêm cấm ghe thuyền đi lại vớt củi và đánh bắt cá trên sông, suối.
Các địa phương cũng yêu cầu các đơn vị kiểm tra, rà soát các khu dân cư ở vùng trũng, vùng ven sông suối và vùng có nguy cơ lũ quét.
Đặc biệt, các khu vực có khả năng sạt lở đất phải tổ chức sơ tán để đảm bảo an toàn về người và tài sản; công an, quân sự huyện bố trí lực lượng ở các vị trí bị ngập sâu để hướng dẫn người và các phương tiện giao thông đi lại đảm bảo an toàn; duy trì các lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi cần thiết.
Từ tối 25 đến sáng 26/11, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có mưa rất to, gây ngập úng cục bộ tại nhiều khu vực. Tại các huyện Nghi Lộc, Nam Đàn, Hưng Nguyên, mưa lớn làm ngập nhiều tuyến đường làng, ngõ xóm và đồng ruộng.
Tại thành phố Vinh, các tuyến đường như Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Mai Hắc Đế và các tuyến đường trên địa bàn phường Vinh Tân, do hệ thống thoát nước kém nên đã gây ngập cục bộ, giao thông đi lại khó khăn. Đây cũng là những bất cập đối với nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố Vinh trước những trận mưa lớn xảy ra.
Cũng do ảnh hưởng của mưa lớn nên sáng 26/11, tại các chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh, lượng người đi chợ giảm hẳn. Chợ thị trấn Quán Hành (chợ lớn lớn nhất trên địa bàn huyện Nghi Lộc) có nhiều quầy hàng nghỉ bán; các mặt hàng như rau xanh, thịt, giá tăng hơn những hôm trước.
Theo dự báo, trong những ngày tới trên địa bàn Nghệ An tiếp tục có mưa lớn. Hiện nay, các địa phương trong tỉnh Nghệ An đang cảnh báo đến người dân những nguy cơ không an toàn khi mưa lớn xảy ra, đặc biệt là tình trạng trẻ em nông thôn ra sông suối, ao hồ đánh bắt cá khi mưa lớn./.
(TTXVN/Vietnam+)