Xác định kinh tế biển là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi đã và đang vận động ngư dân tiếp tục đầu tư đóng mới phương tiện có công suất lớn cùng trang thiết bị, ngư cụ hiện đại để vươn khơi xa, khai thác có hiệu quả, góp phần bảo vệ chủ quyền biên giới biển đảo của Tổ quốc.
Nghề khai thác và đánh bắt hải sản đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện đảo với nhiều loại hình đánh bắt như nghề lưới vây rút chì, lưới trũ, nghề lặn hải sâm. Tận dụng lợi thế sẵn có, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, ngư dân đã mạnh dạn bỏ vốn đầu tư hàng tỷ đồng để đóng mới, sửa chữa, nâng cấp tàu đánh cá có công suất lớn từ 420 CV đến 600 CV, trang bị đầy đủ các phương tiện đi biển hiện đại như hệ thống thông tin liên lạc, máy tầm ngư, máy định vị.
Huyện đảo Lý Sơn hiện có trên 400 phương tiện tàu cá với tổng công suất đạt gần 38.000 CV, trong đó hơn một nửa số tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên, tham gia khai thác hải sản tại các ngư trường truyền thống là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thu hút trên 3.000 lao động trực tiếp trên biển.
Ông Lê Túc, ngư dân xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, cho biết tàu của ông chuyên nghề đánh bắt hải sâm từ năm 2000 đến nay. Đây là nghề khai thác rất có hiệu quả, giá cả sản phẩm tăng, đem lại thu nhập khá. Bình quân một năm ông đi được 5 chuyến, thu 2,5-3 tỷ đồng; mỗi lao động thu từ 150-200 triệu đồng/năm.
Nghề khai thác hải sản, đặc biệt là khai thác ở ngư trường xa bờ của ngư dân huyện đảo Lý Sơn đã đem lại trên 60 % tổng giá trị nền kinh tế của địa phương. Nhờ mạnh dạn đầu tư phương tiện hiện đại nên ngày càng có nhiều tàu cá của ngư dân huyện đảo khai thác đạt giá trị từ 5-7 tỷ đồng/năm.
Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng để huyện đảo Lý Sơn phát triển kinh tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương; xây dựng huyện đảo vững mạnh về kinh tế và an ninh quốc phòng trong giai đoạn phát triển mới./.
Nghề khai thác và đánh bắt hải sản đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện đảo với nhiều loại hình đánh bắt như nghề lưới vây rút chì, lưới trũ, nghề lặn hải sâm. Tận dụng lợi thế sẵn có, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, ngư dân đã mạnh dạn bỏ vốn đầu tư hàng tỷ đồng để đóng mới, sửa chữa, nâng cấp tàu đánh cá có công suất lớn từ 420 CV đến 600 CV, trang bị đầy đủ các phương tiện đi biển hiện đại như hệ thống thông tin liên lạc, máy tầm ngư, máy định vị.
Huyện đảo Lý Sơn hiện có trên 400 phương tiện tàu cá với tổng công suất đạt gần 38.000 CV, trong đó hơn một nửa số tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên, tham gia khai thác hải sản tại các ngư trường truyền thống là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thu hút trên 3.000 lao động trực tiếp trên biển.
Ông Lê Túc, ngư dân xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, cho biết tàu của ông chuyên nghề đánh bắt hải sâm từ năm 2000 đến nay. Đây là nghề khai thác rất có hiệu quả, giá cả sản phẩm tăng, đem lại thu nhập khá. Bình quân một năm ông đi được 5 chuyến, thu 2,5-3 tỷ đồng; mỗi lao động thu từ 150-200 triệu đồng/năm.
Nghề khai thác hải sản, đặc biệt là khai thác ở ngư trường xa bờ của ngư dân huyện đảo Lý Sơn đã đem lại trên 60 % tổng giá trị nền kinh tế của địa phương. Nhờ mạnh dạn đầu tư phương tiện hiện đại nên ngày càng có nhiều tàu cá của ngư dân huyện đảo khai thác đạt giá trị từ 5-7 tỷ đồng/năm.
Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng để huyện đảo Lý Sơn phát triển kinh tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương; xây dựng huyện đảo vững mạnh về kinh tế và an ninh quốc phòng trong giai đoạn phát triển mới./.
Nguyễn Đăng Lâm (TTXVN/Vietnam+)