Để đáp lại những đề nghị mới đây của Hiệp hội Thép Việt Nam về việc điều chỉnh Dự án đầu tư Nhà máy thép Guang Lian-Dung Quất theo hướng nâng công suất từ 5 triệu tấn/năm lên 7 triệu tấn/năm, tăng vốn đăng ký từ hơn 3 tỷ USD lên 4,5 tỷ USD, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi với tư cách là cơ quan trực tiếp quản lý, hỗ trợ triển khai dự án, đã gửi công văn đến Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải để giải trình bổ sung việc điều chỉnh Dự án Nhà máy thép Guang Lian-Dung Quất, đồng thời khẳng định sự ủng hộ của tỉnh đối với dự án này.
Lý do tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục ủng hộ dự án Nhà máy thép Guang Lian-Dung Quất, trước hết là sự quyết tâm và kiên trì của nhà đầu tư là Công ty trách nhiệm hữu hạn Guang Lian Steel (Việt Nam).
Từ khi Chính phủ thành lập Khu công nghiệp Dung Quất (nay là Khu kinh tế Dung Quất), tỉnh Quảng Ngãi xem dự án luyện cán thép là một trong những dự án trọng tâm cần tập trung thu hút.
Trong văn bản gửi Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi giải trình rằng vào cuối những năm 1990, JICA (thực chất là các chuyên gia của Tập đoàn thép Nippon Steel) đã tập trung nghiên cứu 2 địa điểm là Dung Quất (Quảng Ngãi) và Vũng Áng (Hà Tĩnh) cho dự án tổ hợp luyện cán thép đầu tiên của Việt Nam. Tuy nhiên, với nhiều lý do khác nhau, dự án này đã không thành hiện thực.
Cuối năm 2004, được sự giúp đỡ và phối hợp của Cục Đầu tư nước ngoài, Vụ Quản lý Khu công nghiệp, Vụ Kinh tế Công nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Vụ Cơ khí, Luyện kim và Hóa chất (nay là Vụ Công nghiệp nặng-Bộ Công Thương), Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi và Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất đã tiếp cận với Tập đoàn E-United và Công ty trách nhiệm hữu hạn Tycoons (được xem là nhà sản xuất hàng đầu Đông Nam Á về ốc vít) để kêu gọi đầu tư dự án nhà máy thép nhưng chỉ có Tycoons đồng ý nghiên cứu.
Cuối năm 2006, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp chứng nhận đầu tư cho dự án này với tổng vốn đăng ký 1,056 tỷ USD, công suất 5 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, do hạn chế về khả năng huy động vốn lại thiếu kinh nghiệm về xây dựng nhà máy thép nên Tycoons đã mời Tập đoàn E-United, tập đoàn thép lớn thứ hai của Đài Loan (sau China Steel) tham gia với tỷ lệ góp vốn lên đến 90%, còn Tycoons tham gia 10% và sẽ bao tiêu nguồn sản phẩm của Nhà máy thép Guang Lian (khoảng 500 ngàn tấn/năm cung cấp cho các nhà máy ốc vít của Tycoons).
Kể từ khi có sự tham gia của E- United, Dự án thép Dung Quất được đổi tên là Dự án nhà máy thép Guang Lian-Dung Quất và nhà đầu tư đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai dự án.
Do việc tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu, việc triển khai dự án bị chững lại 2 năm. Kể từ tháng 3/2010, sau nhiều nỗ lực chuẩn bị thủ tục và thu xếp vốn, Dự án thép Guang Lian được triển khai trở lại.
Đến nay, nhà đầu tư đã triển khai một số bước như hoàn thành cơ bản các thủ tục đầu tư, bao gồm thiết kế cơ sở nhà máy công suất 7 triệu tấn đã được Bộ Công Thương góp ý thông qua; thiết kế cơ sở Cảng chuyên dùng được Bộ Giao thông Vận tải góp ý thông qua, được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy và khu cảng chuyên dùng; hoàn thành thiết kế các khu phụ trợ (4 khu ký túc xá, khu nhà hành chính), đàm phán cấp điện (EVN xây dựng các trạm biến áp), cấp nước; hoàn thành việc thương thảo vay vốn và được nhà tài trợ phát hành Ý định thư, dự kiến tháng 11/2010 ký hợp đồng vay vốn...
Hiện nay, tại công trường, Công ty Thép Guang Lian đã hoàn thành các hạng mục như san nền phần lớn diện tích giai đoạn 1 (khoảng 300ha), đóng cọc đến 20/7/2010 được 1.120 cọc, hoàn thành xây dựng cư xá A và B với 18.214m2 sàn, đã khởi công cư xá C và D ngày 24/6.
Dự kiến giữa tháng 9 thi công cảng, tháng 10 sẽ tiến hành thi công lò cao (hạng mục chính của nhà máy thép), giữa tháng 11 thi công các xưởng: thiêu kết, xưởng nguyên liệu, hệ thống điện, hệ thống nước.
Tính đến tháng 6/2010, tổng vốn thực hiện của dự án là 38,5 triệu USD, bao gồm chi phí san nền 300ha, chi phí xây dựng 2 khu cư xá, chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí hành chính, đóng cọc...
Dự kiến đến cuối năm 2010, tổng vốn thực hiện đạt khoảng 58 triệu USD.
Về việc Công ty thép Guang Lian nâng công suất từ 5 triệu lên 7 triệu tấn/năm, trên cơ sở ý kiến giải trình của nhà đầu tư, ý kiến góp ý thiết kế cơ sở của Bộ Công Thương và ý kiến tham khảo của một số chuyên gia ngành thép, kể cả chuyên gia của các tập đoàn thép có tên tuổi như Posco, JFE... thì việc nâng quy mô công suất nhà máy lên 7 triệu tấn/năm, dựa trên việc tăng dung tích lò cao, là quy mô trung bình của thế giới hiện nay, bảo đảm tính cạnh tranh về hiệu quả dự án, giảm tiêu hao năng lượng. Còn việc tăng vốn đầu tư thực chất là yếu tố mang tính tích cực, góp phần nâng cao tính hiện đại của thiết bị.
Riêng về ý kiến của Hiệp hội Thép Việt Nam, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho rằng đến nay, ngoài Nhà máy gang thép Thái Nguyên sản xuất từ quặng, còn lại các nhà máy thép khác đều nhập phôi hoặc thép phế. Như vậy, Việt Nam đến nay vẫn chưa có ngành thép sản xuất từ khâu luyện quặng đến sản xuất thép kỹ thuật. Qua khảo sát tình hình triển khai các dự án thép tại Việt Nam cho thấy, Dự án thép Guang Lian- Dung Quất là dự án duy nhất ở Việt Nam đạt được tiến độ như hiện nay. Điều đó nói lên quyết tâm của nhà đầu tư cũng như thể hiện rằng việc triển khai dự án thép liên hợp quy mô lớn trong điều kiện ở Việt Nam là không đơn giản.
Giải trình về thị trường tiêu thụ, tỉnh Quảng Ngãi cho biết bản thân các Nhà máy của Tập đoàn E-United tại Đài Loan đều xuất sản phẩm (thép mạ màu, mạ kẽm) cho các thị trường châu Âu và Mỹ... Vì vậy, cách cộng công suất tất cả các dự án đang trong thời kỳ đăng ký đầu tư (kể cả những dự án chưa rõ tính khả thi) để đưa ra cảnh báo về việc trong tương lai, ngành thép Việt Nam sẽ thừa là thiếu tính thuyết phục và không phù hợp với quy luật phát triển của ngành thép thế giới.
Bên cạnh đó, trong nhiều năm nữa, thị trường trong nước đối với loại thép dùng cho ngành cơ khí chế tạo máy, đóng tàu, ôtô... vẫn ở mức thấp và vì vậy, các sản phẩm của Guang Lian, Formosa... sẽ vẫn phải xuất khẩu là chủ yếu.
Ông Lê Quang Thích - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi khẳng định rằng thời gian qua tỉnh Quảng Ngãi và ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất đã tập trung cho việc hỗ trợ triển khai dự án.
Bên cạnh đó, Dự án thép Guang Lian đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải, Văn phòng Chính phủ và các bộ ngành khác.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tin tưởng rằng Dự án Nhà máy Thép Guang Lian-Dung Quất sẽ triển khai thành công và trở thành dự án thép liên hợp quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam đi vào hoạt động.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi vẫn tiếp tục đề nghị Chính phủ xem xét, sớm đồng ý chủ trương cho phép điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư Dự án Nhà máy thép Guang Lian-Dung Quất theo hướng nâng công suất từ 5 triệu tấn/năm lên 7 triệu tấn/năm, tăng vốn đăng ký từ hơn 3 tỷ USD lên 4,5 tỷ USD./.
Lý do tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục ủng hộ dự án Nhà máy thép Guang Lian-Dung Quất, trước hết là sự quyết tâm và kiên trì của nhà đầu tư là Công ty trách nhiệm hữu hạn Guang Lian Steel (Việt Nam).
Từ khi Chính phủ thành lập Khu công nghiệp Dung Quất (nay là Khu kinh tế Dung Quất), tỉnh Quảng Ngãi xem dự án luyện cán thép là một trong những dự án trọng tâm cần tập trung thu hút.
Trong văn bản gửi Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi giải trình rằng vào cuối những năm 1990, JICA (thực chất là các chuyên gia của Tập đoàn thép Nippon Steel) đã tập trung nghiên cứu 2 địa điểm là Dung Quất (Quảng Ngãi) và Vũng Áng (Hà Tĩnh) cho dự án tổ hợp luyện cán thép đầu tiên của Việt Nam. Tuy nhiên, với nhiều lý do khác nhau, dự án này đã không thành hiện thực.
Cuối năm 2004, được sự giúp đỡ và phối hợp của Cục Đầu tư nước ngoài, Vụ Quản lý Khu công nghiệp, Vụ Kinh tế Công nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Vụ Cơ khí, Luyện kim và Hóa chất (nay là Vụ Công nghiệp nặng-Bộ Công Thương), Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi và Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất đã tiếp cận với Tập đoàn E-United và Công ty trách nhiệm hữu hạn Tycoons (được xem là nhà sản xuất hàng đầu Đông Nam Á về ốc vít) để kêu gọi đầu tư dự án nhà máy thép nhưng chỉ có Tycoons đồng ý nghiên cứu.
Cuối năm 2006, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp chứng nhận đầu tư cho dự án này với tổng vốn đăng ký 1,056 tỷ USD, công suất 5 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, do hạn chế về khả năng huy động vốn lại thiếu kinh nghiệm về xây dựng nhà máy thép nên Tycoons đã mời Tập đoàn E-United, tập đoàn thép lớn thứ hai của Đài Loan (sau China Steel) tham gia với tỷ lệ góp vốn lên đến 90%, còn Tycoons tham gia 10% và sẽ bao tiêu nguồn sản phẩm của Nhà máy thép Guang Lian (khoảng 500 ngàn tấn/năm cung cấp cho các nhà máy ốc vít của Tycoons).
Kể từ khi có sự tham gia của E- United, Dự án thép Dung Quất được đổi tên là Dự án nhà máy thép Guang Lian-Dung Quất và nhà đầu tư đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai dự án.
Do việc tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu, việc triển khai dự án bị chững lại 2 năm. Kể từ tháng 3/2010, sau nhiều nỗ lực chuẩn bị thủ tục và thu xếp vốn, Dự án thép Guang Lian được triển khai trở lại.
Đến nay, nhà đầu tư đã triển khai một số bước như hoàn thành cơ bản các thủ tục đầu tư, bao gồm thiết kế cơ sở nhà máy công suất 7 triệu tấn đã được Bộ Công Thương góp ý thông qua; thiết kế cơ sở Cảng chuyên dùng được Bộ Giao thông Vận tải góp ý thông qua, được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy và khu cảng chuyên dùng; hoàn thành thiết kế các khu phụ trợ (4 khu ký túc xá, khu nhà hành chính), đàm phán cấp điện (EVN xây dựng các trạm biến áp), cấp nước; hoàn thành việc thương thảo vay vốn và được nhà tài trợ phát hành Ý định thư, dự kiến tháng 11/2010 ký hợp đồng vay vốn...
Hiện nay, tại công trường, Công ty Thép Guang Lian đã hoàn thành các hạng mục như san nền phần lớn diện tích giai đoạn 1 (khoảng 300ha), đóng cọc đến 20/7/2010 được 1.120 cọc, hoàn thành xây dựng cư xá A và B với 18.214m2 sàn, đã khởi công cư xá C và D ngày 24/6.
Dự kiến giữa tháng 9 thi công cảng, tháng 10 sẽ tiến hành thi công lò cao (hạng mục chính của nhà máy thép), giữa tháng 11 thi công các xưởng: thiêu kết, xưởng nguyên liệu, hệ thống điện, hệ thống nước.
Tính đến tháng 6/2010, tổng vốn thực hiện của dự án là 38,5 triệu USD, bao gồm chi phí san nền 300ha, chi phí xây dựng 2 khu cư xá, chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí hành chính, đóng cọc...
Dự kiến đến cuối năm 2010, tổng vốn thực hiện đạt khoảng 58 triệu USD.
Về việc Công ty thép Guang Lian nâng công suất từ 5 triệu lên 7 triệu tấn/năm, trên cơ sở ý kiến giải trình của nhà đầu tư, ý kiến góp ý thiết kế cơ sở của Bộ Công Thương và ý kiến tham khảo của một số chuyên gia ngành thép, kể cả chuyên gia của các tập đoàn thép có tên tuổi như Posco, JFE... thì việc nâng quy mô công suất nhà máy lên 7 triệu tấn/năm, dựa trên việc tăng dung tích lò cao, là quy mô trung bình của thế giới hiện nay, bảo đảm tính cạnh tranh về hiệu quả dự án, giảm tiêu hao năng lượng. Còn việc tăng vốn đầu tư thực chất là yếu tố mang tính tích cực, góp phần nâng cao tính hiện đại của thiết bị.
Riêng về ý kiến của Hiệp hội Thép Việt Nam, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho rằng đến nay, ngoài Nhà máy gang thép Thái Nguyên sản xuất từ quặng, còn lại các nhà máy thép khác đều nhập phôi hoặc thép phế. Như vậy, Việt Nam đến nay vẫn chưa có ngành thép sản xuất từ khâu luyện quặng đến sản xuất thép kỹ thuật. Qua khảo sát tình hình triển khai các dự án thép tại Việt Nam cho thấy, Dự án thép Guang Lian- Dung Quất là dự án duy nhất ở Việt Nam đạt được tiến độ như hiện nay. Điều đó nói lên quyết tâm của nhà đầu tư cũng như thể hiện rằng việc triển khai dự án thép liên hợp quy mô lớn trong điều kiện ở Việt Nam là không đơn giản.
Giải trình về thị trường tiêu thụ, tỉnh Quảng Ngãi cho biết bản thân các Nhà máy của Tập đoàn E-United tại Đài Loan đều xuất sản phẩm (thép mạ màu, mạ kẽm) cho các thị trường châu Âu và Mỹ... Vì vậy, cách cộng công suất tất cả các dự án đang trong thời kỳ đăng ký đầu tư (kể cả những dự án chưa rõ tính khả thi) để đưa ra cảnh báo về việc trong tương lai, ngành thép Việt Nam sẽ thừa là thiếu tính thuyết phục và không phù hợp với quy luật phát triển của ngành thép thế giới.
Bên cạnh đó, trong nhiều năm nữa, thị trường trong nước đối với loại thép dùng cho ngành cơ khí chế tạo máy, đóng tàu, ôtô... vẫn ở mức thấp và vì vậy, các sản phẩm của Guang Lian, Formosa... sẽ vẫn phải xuất khẩu là chủ yếu.
Ông Lê Quang Thích - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi khẳng định rằng thời gian qua tỉnh Quảng Ngãi và ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất đã tập trung cho việc hỗ trợ triển khai dự án.
Bên cạnh đó, Dự án thép Guang Lian đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải, Văn phòng Chính phủ và các bộ ngành khác.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tin tưởng rằng Dự án Nhà máy Thép Guang Lian-Dung Quất sẽ triển khai thành công và trở thành dự án thép liên hợp quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam đi vào hoạt động.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi vẫn tiếp tục đề nghị Chính phủ xem xét, sớm đồng ý chủ trương cho phép điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư Dự án Nhà máy thép Guang Lian-Dung Quất theo hướng nâng công suất từ 5 triệu tấn/năm lên 7 triệu tấn/năm, tăng vốn đăng ký từ hơn 3 tỷ USD lên 4,5 tỷ USD./.
Nguyễn Đăng Lâm (TTXVN/Vietnam+)