Sáng 24/2, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư Quảng Ninh 2012, với chủ đề “Quảng Ninh-Hội tụ và lan tỏa.”
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; các tổ chức quốc tế; các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã tham dự hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng Quảng Ninh là một tỉnh có nhiều tiềm năng và hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển. Nằm trong địa bàn động lực của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cùng với hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh đóng vai trò đầu tàu và có sức lan tỏa lớn trong quá trình phát triển của cả vùng.
Bên cạnh lợi thế về địa-kinh tế, Quảng Ninh còn có nhiều tiềm năng về tài nguyên khoáng sản; có nhiều di tích văn hóa và di sản thiên nhiên nổi tiếng như Yên Tử, Vịnh Hạ Long...
Để phát huy có hiệu quả cao nhất tiềm năng, lợi thế, phấn đấu xây dựng Quảng Ninh sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, cùng với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đã được Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng Quảng Ninh cần huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, với các hình thức thích hợp, trong đó ưu tiên các công trình có ý nghĩa chiến lược như các tuyến giao thông đường bộ Nội Bài-Hạ Long, Hạ Long-Móng Cái, đường nối Hạ Long với đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, đường cao tốc Hải Hà-Móng Cái, đường ven biển Thanh Hóa-Quảng Ninh; sân bay Vân Đồn...
Cùng với đó, tỉnh có chính sách phù hợp, tạo ra những đột phá để sớm đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, gắn với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh và chủ quyền lãnh thổ; phát triển thành trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn của cả nước, trong đó ưu tiên phát triển kinh tế biển, du lịch sinh thái, biển đảo chất lượng cao và khu vui chơi giải trí phức hợp với quy mô lớn tại Khu kinh tế Vân Đồn.
Đồng thời, tỉnh chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có trình độ quản lý và tay nghề cao; khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới và chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Quảng Ninh chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh; có giải pháp và kế hoạch triển khai phù hợp, phát huy có hiệu quả Chương trình hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam-Trung Quốc”; chú trọng phát triển kinh tế biên mậu; xây dựng Móng Cái trở thành thành phố cửa khẩu quốc tế hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển vành đai kinh tế ven biển nối Quảng Ninh với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và nối Quảng Ninh với Quảng Tây (Trung Quốc), thúc đẩy mạnh mẽ thương mại, đầu tư, du lịch giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước ASEAN, để cùng có lợi, cùng phát triển.
Nhấn mạnh nhiệm vụ đặt ra với tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới rất nặng nề, đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị và đồng bào các dân tộc trong tỉnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ sẽ có những cơ chế, chính sách phù hợp để Quảng Ninh huy động cao nhất các nguồn lực, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, tranh thủ có hiệu quả sự hợp tác, hỗ trợ của cộng đồng các nhà tài trợ, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Nhân dịp này, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đánh giá cao và chân thành cảm ơn sự hợp tác, hỗ trợ quý báu của các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư kinh doanh đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, trong đó tập trung ưu tiên thực hiện có hiệu quả mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, đưa lạm phát xuống mức dưới 10% trong năm 2012 và giảm dần vào những năm tiếp theo; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh làm ăn thành công và lâu dài tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đánh giá cao ý tưởng tổ chức hội nghị và những định hướng lớn mà Quảng Ninh giới thiệu với các đại biểu và các nhà đầu tư lần này; cho rằng tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan để tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc về chính sách, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Việc cải thiện môi trường đầu tư và đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư phải được Quảng Ninh xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, mang tính đột và then chốt trong giai đoạn hiện nay để huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội của địa phương theo hướng nhanh và bền vững.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương cũng cho rằng các nhà đầu tư cần quan tâm hơn nữa đến các lĩnh vực công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho người lao động địa phương...
Theo Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính, với tư duy mới, khí thế mới, quyết tâm mới, Quảng Ninh mời gọi và sẵn sàng hợp tác với tất cả những ai quan tâm tới sức mạnh, giá trị vật chất, nhân văn của con người và vùng đất Quảng Ninh.
Hiện Quảng Ninh đã thành lập mới cơ quan xúc tiến đầu tư, đặc biệt coi trọng cải thiện toàn diện môi trường đầu từ tư duy, cách tiếp cận, tổ chức xúc tiến đầu tư đến chính sách thu hút, góp phần thúc đẩy dòng vốn đầu tư FDI, ODA và vốn đầu tư từ khu vực tư nhân vào Quảng Ninh một cách tích cực, hài hòa, hợp lý, khoa học và hiệu quả trong thời gian tới.
Quảng Ninh luôn chào đón, chia sẻ cơ hội và hợp tác thành công với các nhà đầu tư; đồng hành với các nhà đầu tư trong quá trình hợp tác và phát triển, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính khẳng định.
Tại hội nghị, các nhà quản lý, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế… đã thẳng thắn đối thoại về những vấn đề phát triển kinh tế-xã hội và tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Quảng Ninh; đồng thời đề xuất các chính sách, giải pháp phát triển mang tính liên vùng, góp phần thu hút nguồn lực tối đa cho phát triển kinh tế-xã hội của cả nước.
Cũng tại hội nghị này, Quảng Ninh đã giới thiệu gần 20 dự án kêu gọi đầu tư thuộc 5 lĩnh vực: du lịch và dịch vụ giải trí; cảng biển, cửa khẩu và hệ thống logistic; thương mại đầu mối; cơ sở hạ tầng; đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực dịch vụ chất lượng cao. Tiêu biểu trong số này, có quy mô lớn nhất trong các dự án kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, phải kể đến dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà, với tổng mức đầu tư trên 3 tỷ USD, dự án Khu phi thuế quan, khu công nghiệp sạch tại Khu kinh tế Vân Đồn, với tổng mức đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD, dự án Sân bay quốc tế Vân Đồn với tổng mức đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD...
Kết thúc hội nghị, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào Quảng Ninh trên lĩnh vực hạ tầng giao thông, cảng biển, du lịch, y tế...
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã trao giấy phép đầu tư xây dựng Nhà máy bột mỳ trị giá 47 triệu USD, xây dựng Khu công nghiệp Hoành Bồ trị giá 182 triệu USD, xây dựng khu du lịch trị giá 42 triệu USD.../.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; các tổ chức quốc tế; các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã tham dự hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng Quảng Ninh là một tỉnh có nhiều tiềm năng và hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển. Nằm trong địa bàn động lực của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cùng với hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh đóng vai trò đầu tàu và có sức lan tỏa lớn trong quá trình phát triển của cả vùng.
Bên cạnh lợi thế về địa-kinh tế, Quảng Ninh còn có nhiều tiềm năng về tài nguyên khoáng sản; có nhiều di tích văn hóa và di sản thiên nhiên nổi tiếng như Yên Tử, Vịnh Hạ Long...
Để phát huy có hiệu quả cao nhất tiềm năng, lợi thế, phấn đấu xây dựng Quảng Ninh sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, cùng với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đã được Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng Quảng Ninh cần huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, với các hình thức thích hợp, trong đó ưu tiên các công trình có ý nghĩa chiến lược như các tuyến giao thông đường bộ Nội Bài-Hạ Long, Hạ Long-Móng Cái, đường nối Hạ Long với đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, đường cao tốc Hải Hà-Móng Cái, đường ven biển Thanh Hóa-Quảng Ninh; sân bay Vân Đồn...
Cùng với đó, tỉnh có chính sách phù hợp, tạo ra những đột phá để sớm đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, gắn với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh và chủ quyền lãnh thổ; phát triển thành trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn của cả nước, trong đó ưu tiên phát triển kinh tế biển, du lịch sinh thái, biển đảo chất lượng cao và khu vui chơi giải trí phức hợp với quy mô lớn tại Khu kinh tế Vân Đồn.
Đồng thời, tỉnh chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có trình độ quản lý và tay nghề cao; khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới và chuyển giao công nghệ thân thiện với môi trường.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Quảng Ninh chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh; có giải pháp và kế hoạch triển khai phù hợp, phát huy có hiệu quả Chương trình hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam-Trung Quốc”; chú trọng phát triển kinh tế biên mậu; xây dựng Móng Cái trở thành thành phố cửa khẩu quốc tế hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển vành đai kinh tế ven biển nối Quảng Ninh với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và nối Quảng Ninh với Quảng Tây (Trung Quốc), thúc đẩy mạnh mẽ thương mại, đầu tư, du lịch giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước ASEAN, để cùng có lợi, cùng phát triển.
Nhấn mạnh nhiệm vụ đặt ra với tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới rất nặng nề, đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị và đồng bào các dân tộc trong tỉnh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ sẽ có những cơ chế, chính sách phù hợp để Quảng Ninh huy động cao nhất các nguồn lực, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, tranh thủ có hiệu quả sự hợp tác, hỗ trợ của cộng đồng các nhà tài trợ, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Nhân dịp này, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đánh giá cao và chân thành cảm ơn sự hợp tác, hỗ trợ quý báu của các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư kinh doanh đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, trong đó tập trung ưu tiên thực hiện có hiệu quả mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, đưa lạm phát xuống mức dưới 10% trong năm 2012 và giảm dần vào những năm tiếp theo; tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh làm ăn thành công và lâu dài tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đánh giá cao ý tưởng tổ chức hội nghị và những định hướng lớn mà Quảng Ninh giới thiệu với các đại biểu và các nhà đầu tư lần này; cho rằng tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan để tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc về chính sách, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Việc cải thiện môi trường đầu tư và đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư phải được Quảng Ninh xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, mang tính đột và then chốt trong giai đoạn hiện nay để huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội của địa phương theo hướng nhanh và bền vững.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương cũng cho rằng các nhà đầu tư cần quan tâm hơn nữa đến các lĩnh vực công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho người lao động địa phương...
Theo Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính, với tư duy mới, khí thế mới, quyết tâm mới, Quảng Ninh mời gọi và sẵn sàng hợp tác với tất cả những ai quan tâm tới sức mạnh, giá trị vật chất, nhân văn của con người và vùng đất Quảng Ninh.
Hiện Quảng Ninh đã thành lập mới cơ quan xúc tiến đầu tư, đặc biệt coi trọng cải thiện toàn diện môi trường đầu từ tư duy, cách tiếp cận, tổ chức xúc tiến đầu tư đến chính sách thu hút, góp phần thúc đẩy dòng vốn đầu tư FDI, ODA và vốn đầu tư từ khu vực tư nhân vào Quảng Ninh một cách tích cực, hài hòa, hợp lý, khoa học và hiệu quả trong thời gian tới.
Quảng Ninh luôn chào đón, chia sẻ cơ hội và hợp tác thành công với các nhà đầu tư; đồng hành với các nhà đầu tư trong quá trình hợp tác và phát triển, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính khẳng định.
Tại hội nghị, các nhà quản lý, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế… đã thẳng thắn đối thoại về những vấn đề phát triển kinh tế-xã hội và tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Quảng Ninh; đồng thời đề xuất các chính sách, giải pháp phát triển mang tính liên vùng, góp phần thu hút nguồn lực tối đa cho phát triển kinh tế-xã hội của cả nước.
Cũng tại hội nghị này, Quảng Ninh đã giới thiệu gần 20 dự án kêu gọi đầu tư thuộc 5 lĩnh vực: du lịch và dịch vụ giải trí; cảng biển, cửa khẩu và hệ thống logistic; thương mại đầu mối; cơ sở hạ tầng; đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực dịch vụ chất lượng cao. Tiêu biểu trong số này, có quy mô lớn nhất trong các dự án kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, phải kể đến dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà, với tổng mức đầu tư trên 3 tỷ USD, dự án Khu phi thuế quan, khu công nghiệp sạch tại Khu kinh tế Vân Đồn, với tổng mức đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD, dự án Sân bay quốc tế Vân Đồn với tổng mức đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD...
Kết thúc hội nghị, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào Quảng Ninh trên lĩnh vực hạ tầng giao thông, cảng biển, du lịch, y tế...
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã trao giấy phép đầu tư xây dựng Nhà máy bột mỳ trị giá 47 triệu USD, xây dựng Khu công nghiệp Hoành Bồ trị giá 182 triệu USD, xây dựng khu du lịch trị giá 42 triệu USD.../.
Thiện Thuật (TTXVN)