Ngày 8/3 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo quốc tế về tư vấn cho các hoạt động pháp quy hạt nhân của Việt Nam với sự tham dự của các nhà khoa học, chuyên gia đến từ các quốc gia như Nga, Pháp, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đức, Anh.
Hội thảo được tổ chức nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm, giúp các cơ quan pháp quy và cơ quan liên quan của Việt Nam xây dựng lộ trình cần thiết cho việc mời tư vấn nước ngoài tham gia hỗ trợ hoạt động thẩm định của Việt Nam.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Đình Tiến nhấn mạnh, năng lượng nguyên tử đã trở thành một nguồn năng lượng quan trọng của nhân loại. Điện hạt nhân có ưu thế so với nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt, góp phần hạn chế gây ô nhiễm khí quyển và hiệu ứng nhà kính dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Điện hạt nhân đã được quan tâm phát triển và trở thành bộ phận cấu thành quan trọng trong ngành công nghiệp điện lực ở nhiều quốc gia.
Quan điểm nhất quán của Việt Nam là sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, bảo đảm an toàn, an ninh và có trách nhiệm. Sau sự cố hạt nhân Fukushima, Việt Nam vẫn tiếp tục Chương trình phát triển điện hạt nhân để đảm bảo năng lượng cho quá trình phát triển, nhưng yêu cầu đảm bảo an toàn, an ninh được đặt ở mức cao nhất và ưu tiên hàng đầu.
Thứ trưởng Lê Đình Tiến mong muốn những thông tin, kinh nghiệm được chia sẻ trong Hội thảo sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư, nhà quản lý và các chuyên gia điện hạt nhân của Việt Nam có thêm kinh nghiệm quý trong tổ chức triển khai thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Tại Hội thảo, các chuyên gia đến từ các quốc gia đã trao đổi, giới thiệu hệ thống pháp quy hạt nhân của quốc gia mình; nêu lên những thách thức chủ yếu đối với cơ quan pháp quy của các nước mới bắt đầu chương trình điện hạt nhân. Các tham luận cũng nêu bật vai trò của cơ quan hỗ trợ kỹ thuật trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân và lợi ích của việc bảo đảm chất lượng và an toàn hạt nhân độc lập...
Theo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia, năm 2020 tổ máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam sẽ đi vào vận hành phát điện thương mại và đến năm 2030 tổng công suất điện hạt nhân là 10.700 MW, chiếm 10,1% tổng công suất phát điện của quốc gia.
Tháng 11/2009, Quốc hội Việt Nam đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận với quy mô công suất khoảng 4.000MW, gồm 2 nhà máy, mỗi nhà máy với 2 tổ máy, đặt tại tỉnh Ninh Thuận. Hiện nay, các Hiệp định liên Chính phủ giữa Việt Nam với Liên bang Nga và Việt Nam với Nhật Bản về hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 đã được ký kết với nhiều công việc đang được triển khai./.
Hội thảo được tổ chức nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm, giúp các cơ quan pháp quy và cơ quan liên quan của Việt Nam xây dựng lộ trình cần thiết cho việc mời tư vấn nước ngoài tham gia hỗ trợ hoạt động thẩm định của Việt Nam.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Đình Tiến nhấn mạnh, năng lượng nguyên tử đã trở thành một nguồn năng lượng quan trọng của nhân loại. Điện hạt nhân có ưu thế so với nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt, góp phần hạn chế gây ô nhiễm khí quyển và hiệu ứng nhà kính dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Điện hạt nhân đã được quan tâm phát triển và trở thành bộ phận cấu thành quan trọng trong ngành công nghiệp điện lực ở nhiều quốc gia.
Quan điểm nhất quán của Việt Nam là sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, bảo đảm an toàn, an ninh và có trách nhiệm. Sau sự cố hạt nhân Fukushima, Việt Nam vẫn tiếp tục Chương trình phát triển điện hạt nhân để đảm bảo năng lượng cho quá trình phát triển, nhưng yêu cầu đảm bảo an toàn, an ninh được đặt ở mức cao nhất và ưu tiên hàng đầu.
Thứ trưởng Lê Đình Tiến mong muốn những thông tin, kinh nghiệm được chia sẻ trong Hội thảo sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư, nhà quản lý và các chuyên gia điện hạt nhân của Việt Nam có thêm kinh nghiệm quý trong tổ chức triển khai thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Tại Hội thảo, các chuyên gia đến từ các quốc gia đã trao đổi, giới thiệu hệ thống pháp quy hạt nhân của quốc gia mình; nêu lên những thách thức chủ yếu đối với cơ quan pháp quy của các nước mới bắt đầu chương trình điện hạt nhân. Các tham luận cũng nêu bật vai trò của cơ quan hỗ trợ kỹ thuật trong giai đoạn chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân và lợi ích của việc bảo đảm chất lượng và an toàn hạt nhân độc lập...
Theo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia, năm 2020 tổ máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam sẽ đi vào vận hành phát điện thương mại và đến năm 2030 tổng công suất điện hạt nhân là 10.700 MW, chiếm 10,1% tổng công suất phát điện của quốc gia.
Tháng 11/2009, Quốc hội Việt Nam đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận với quy mô công suất khoảng 4.000MW, gồm 2 nhà máy, mỗi nhà máy với 2 tổ máy, đặt tại tỉnh Ninh Thuận. Hiện nay, các Hiệp định liên Chính phủ giữa Việt Nam với Liên bang Nga và Việt Nam với Nhật Bản về hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 đã được ký kết với nhiều công việc đang được triển khai./.
Nguyễn Bích Thủy (TTXVN)