Các quỹ đầu cơ (Hedge Funds) đang tích cực mua các hợp đồng công cụ chứng khoán phái sinh (CDS), hay còn được gọi là hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ tín dụng, của những tập đoàn hàng đầu của Nhật vì cho rằng suy giảm kinh tế trên quốc đảo này sẽ tiếp tục kéo dài.
Các nhà đầu tư của Mỹ đang thâu tóm các hợp đồng CDS là để bảo hiểm trước nguy cơ vỡ nợ trái phiếu.
Khi khả năng tín dụng của công ty xấu đi thì giá niêm yết của các CDS sẽ tăng lên cho phép nhà đầu tư thu được lợi nhuận từ sự bất lợi về tài chính của công ty phát hành.
Theo số liệu của Wall Street Journal CDS liên quan đến những nhà sản xuất điện tử của Nhật Bản như Sony và Panasonic, hay các công ty chuyên xuất khẩu nguyên liệu như Nippon Paper và Kobe Steel là có nhu cầu lớn nhất.
Việc các quỹ đầu cơ của Mỹ “đặt cược” vào những tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản hoàn toàn có thể hiểu được.
Tình hình của nhiều công ty Nhật Bản trong thời gian gần đây đang trở nên xấu đi, song giá niêm yết của các CDS chưa phản ánh được hoàn toàn thực trạng này.
Nền kinh tế Nhật Bản đang phải hứng chịu tình trạng giảm phát kéo dài, đồng yên tăng giá kìm hãm xuất khẩu, trong khi đó nhu cầu hàng hóa Nhật Bản tại thị trường Mỹ và Trung Quốc lại giảm.
Ví dụ, giá trị bảo hiểm vỡ nợ trái phiếu 10 triệu USD do Nippon Paper phát hành hồi cuối năm ngoái chỉ ở mức gần 200.000 USD, nhưng hiện hợp đồng tương tự có giá gần 435.000 USD.
Tuy nhiên, hoạt động đầu tư này có thể bị thua lỗ nếu Ngân hàng trung ương Nhật Bản có thể “hạ nhiệt” được đà tăng giá của đồng yên, đồng thời đẩy lùi được tình trạng giảm phát.
Tuần trước, đại diện Đảng Dân chủ Tự do của Nhật Bản yêu cầu nâng mục tiêu tốc độ tăng giá cả lên 2% và mở rộng quyền hạn cho Ngân hàng trung ương được phép mua trái phiếu chính phủ nước ngoài.
Ngay sau đề xuất này được đưa ra vị thế đồng yen đã giảm 15% so với đồng USD dẫn đến tình trạng giá cổ phiếu các công ty Nhật tăng lên và giá niêm yết CDS giảm xuống. Tuy nhiên, hiệu ứng từ những thông tin tương tự đang nhanh chóng biến mất.
Kể từ ngày 1/7, giá niêm yết CDS của các công ty châu Âu và Mỹ giảm lần lượt 28% và 15%, trong khi đó giá trị các hợp đồng CDS của các công ty Nhật Bản trên thực tế đã tăng gấp đôi./.
Các nhà đầu tư của Mỹ đang thâu tóm các hợp đồng CDS là để bảo hiểm trước nguy cơ vỡ nợ trái phiếu.
Khi khả năng tín dụng của công ty xấu đi thì giá niêm yết của các CDS sẽ tăng lên cho phép nhà đầu tư thu được lợi nhuận từ sự bất lợi về tài chính của công ty phát hành.
Theo số liệu của Wall Street Journal CDS liên quan đến những nhà sản xuất điện tử của Nhật Bản như Sony và Panasonic, hay các công ty chuyên xuất khẩu nguyên liệu như Nippon Paper và Kobe Steel là có nhu cầu lớn nhất.
Việc các quỹ đầu cơ của Mỹ “đặt cược” vào những tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản hoàn toàn có thể hiểu được.
Tình hình của nhiều công ty Nhật Bản trong thời gian gần đây đang trở nên xấu đi, song giá niêm yết của các CDS chưa phản ánh được hoàn toàn thực trạng này.
Nền kinh tế Nhật Bản đang phải hứng chịu tình trạng giảm phát kéo dài, đồng yên tăng giá kìm hãm xuất khẩu, trong khi đó nhu cầu hàng hóa Nhật Bản tại thị trường Mỹ và Trung Quốc lại giảm.
Ví dụ, giá trị bảo hiểm vỡ nợ trái phiếu 10 triệu USD do Nippon Paper phát hành hồi cuối năm ngoái chỉ ở mức gần 200.000 USD, nhưng hiện hợp đồng tương tự có giá gần 435.000 USD.
Tuy nhiên, hoạt động đầu tư này có thể bị thua lỗ nếu Ngân hàng trung ương Nhật Bản có thể “hạ nhiệt” được đà tăng giá của đồng yên, đồng thời đẩy lùi được tình trạng giảm phát.
Tuần trước, đại diện Đảng Dân chủ Tự do của Nhật Bản yêu cầu nâng mục tiêu tốc độ tăng giá cả lên 2% và mở rộng quyền hạn cho Ngân hàng trung ương được phép mua trái phiếu chính phủ nước ngoài.
Ngay sau đề xuất này được đưa ra vị thế đồng yen đã giảm 15% so với đồng USD dẫn đến tình trạng giá cổ phiếu các công ty Nhật tăng lên và giá niêm yết CDS giảm xuống. Tuy nhiên, hiệu ứng từ những thông tin tương tự đang nhanh chóng biến mất.
Kể từ ngày 1/7, giá niêm yết CDS của các công ty châu Âu và Mỹ giảm lần lượt 28% và 15%, trong khi đó giá trị các hợp đồng CDS của các công ty Nhật Bản trên thực tế đã tăng gấp đôi./.
An Nhân (Vietnam+)