Muốn phát triển bền vững giao thông đô thị Hà Nội, cần công tác quy hoạch phải bài bản và dự báo được khả năng phát triển.
Đây cũng là nội dung chính được đưa ra bàn thảo tại Hội thảo quốc tế về Phát triển bền vững giao thông đô thị Hà Nội diễn ra hôm nay (25/6), do Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội và Hội Cầu đường Hà Nội phối hợp tổ chức.
6.500 xe một kilômét đường
Các chuyên gia quy hoạch Nhật Bản dự báo, với đà tăng trưởng kinh tế như hiện nay, việc di dân sẽ khiến cho bộ mặt đô thị của Hà Nội thay đổi hết sức nhanh chóng trong thời gian tới. Có thể thấy trong tương lai không xa, chỉ 5-10 năm khi kinh tế phát triển, tỷ lệ người dân sử dụng phương tiện tham gia lưu thông sẽ ngày càng gia tăng một cách chóng mặt... Vì vậy, nếu không có các giải pháp ngay từ bây giờ thì việc giải bài toán này sẽ ngày càng khó hơn.
Theo số liệu thống kê, từ năm 2000- 2009, tổng số ôtô và xe máy tại Hà Nội tăng đều đặn, tương ứng với 302.000 ôtô và 3.649 xe máy. Tính trung bình mỗi kilômét đường Hà Nội phải gánh chịu gần 6.500 ôtô và xe máy các loại.
Ông Trần Danh Lợi, Phó Chủ tịch Liên Hiệp Hội Khoa học kỹ thuật Hà Nội, Chủ tịch Hội Cầu đường Hà Nội cho biết: "Lo ngại của giao thông tại các đô thị lớn gồm nhiều vấn đề phức tạp, không chỉ là ùn tắc."
Ông Lợi cho rằng: “Giải quyết những vấn đề của giao thông đô thị, đòi hỏi sự am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau và có sự nỗ lực từ nhiều bên liên quan chứ không phải chỉ riêng ngành giao thông.”
Trong những năm qua, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, hệ thống giao thông đô thị nói chung và năng lực cung ứng của dịch vụ vận tải hành khách công cộng nói riêng phát triển chưa tương xứng với sức tăng của nhu cầu vận tải.
Hiện tại thủ đô có khoảng 8.489km đường giao thông nhưng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu phát triển đô thị và sự gia tăng của các loại phương tiện giao thông. Hệ thống bến bãi, điểm đỗ xe, vận tải hành khách công cộng thiếu về số lượng và kém về chất lượng phục vụ. Hơn nữa, các phương tiện công cộng cũng mới chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu đi lại của người dân.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết thêm: “Tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông còn quá thấp, chỉ chiếm khoảng 6-7% diện tích đất đô thị. Mạng lưới phân bố không đều, tại một số khu vực nội thành là khá cao nhưng ở các khu vực ngoại thành còn thấp.”
Thống kê của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, hiện tại Thủ đô còn ít nhất khoảng 70 điểm thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm.
Những giải pháp đã và đang áp dụng của Hà Nội và các đô thị lớn khác để kiềm chế giao thông nhìn chung còn mang tính chất ứng phó, tình thế, khả năng kiếm chế tiến tới triệt tiêu nạn ùn tắc chưa thực sự có hướng giải quyết hiệu quả.
Trong khi đó, vận tải bằng đường sắt chủ yếu phục vụ đi lại đường dài và giao cắt bằng rất nhiều với mạng lưới đường bộ. Hệ thống đường sắt đô thị đang bắt đầu được triển khai và không thể đưa vào khai thác trước năm 2015.
Như vậy trong tương lai hơn chục năm nữa, hạ tầng cơ sở giao thông của Hà Nội mới được hoàn thành. Trong khi chờ đợi tổ chức triển khai và thực hiện các dự án thì cần phải tập trung vào công tác tổ chức giao thông, phân luồng, phân làn nhằm giải quyết tình trạng lộn xộn, ách tắc giao thông.
Quy hoạch giao thông làm từ gốc
Theo ông Trần Đức Vũ, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội thì nhu cầu vốn đầu tư phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 vào khoảng 400.000 tỷ đồng. Trong đó, Hà Nội sẽ dành 117.00 tỷ đồng cho các dự án đường bộ, 138.000 tỷ đồng cho đường sắt, 13.700 tỷ đồng cho đường thủy và các cảng hàng không quốc tế.
Theo đó, với số vốn dự kiến này, giao thông đô thị muốn phát triển bền vững phải xuất phát từ gốc, đó là công tác quy hoạch phải bài bản và dự báo được khả năng phát triển.
Một số tham luận tại hội thảo, để phát triển bền vững giao thông đô thị Hà Nội, công cụ đầu tiên và quan trọng nhất đó là phải có một quy hoạch tổng thể phát triển có chất lượng cao, có thể chỉ ra, dự báo được các nhu cầu phát triển trong tương lai.
Cụ thể, Hà Nội từng bước phát triển đa dạng hóa các loại hình và phương thức vận tải. Quy hoạch phát triển giao thông đô thị phải gắn liền với quy hoạch phát triển đô thị và gắn kết với cải tạo và chỉnh trang bộ mặt kiến trúc đô thị.
Các chuyên gia đã đưa ra rất nhiều cảnh báo về những tác hại của phát triển giao thông đô thị thiếu tổ chức cũng như những giải pháp khắc phục.
Việc quy hoạch phát triển giao thông đô thị cần được nghiên cứu hợp lý giữa quỹ đất dành cho quy hoạch giao thông. Dự kiến đến năm 2030 tỷ lệ đất giành cho giao thông chiếm 20-25% quỹ đất xây dựng đô thị, cải tạo mở rộng các quốc lộ hướng tâm hiện đại lên thành đường từ 4-6 làn xe cơ giới, xây dựng đường cao tốc song hành với các quốc lộ có lưu lượng lớn.
Hệ thống giao thông đô thị cần phải được phát triển đồng bộ như các dự án giao thông đường sắt, đường cao tốc. Đặc biệt chiến lược phát triển vận tải công cộng của Hà Nội đến năm 2030 sẽ đáp ứng 55% nhu cầu, giảm xe cá nhân xuống còn 30-35%.
Các chuyên gia Nhật Bản cũng khuyến cáo đối với Hà Nội cần phải xây dựng hệ thống giao thông tiết kiệm, lấy giao thông công cộng là chính. Về sử dụng quỹ đất, nên phát triển trên cao để dành đất cho các công trình công cộng và dự trữ cho phát triển đô thị sau này.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2020 theo đó, Hà Nội sẽ dành tối thiểu 15% tổng diện tích đất cho hạ tầng giao thông.
Bên cạnh đó, cũng cần phải nghiên cứu xây dựng cầu vượt hoặc hầm chui ở các ngã tư, ngã năm, vòng xoay, các tàu điện ngầm, xây dựng các tuyến vành đai đường cao tốc vùng thủ đô…
Ngoài ra, cần có quy hoạch dành đất cho những bãi đậu xe kể cả xe cá nhân và xe công cộng. Việc kêu gọi đầu tư xây dựng những bãi đậu xe ngầm cũng rất cần thiết.
Trong vùng không gian mở rộng của Hà Nội, có thể nhận thấy việc quy hoạch phát triển thủ đô không có sự gắn kết với quy hoạch phát triển giao thông. Việc này dẫn đến nguyên nhân tất yếu là tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng, đặc biệt là các cửa ngõ Thủ đô.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng cho biết: “Quy hoạch giao thông sẽ tập trung vào các tiêu chí phát triển bền vững, phát triển các hình thức giao thông công cộng, kiểm soát và kiềm chế sự gia tăng phương tiện giao thông cá nhân. Ưu tiên xây dựng các trục hướng tâm, trục cao tốc, đường vành đai đảm bảo tính kết nốt với các đô thị…”
Ông Lưu Đức Hải, Cục trưởng Cục Phát triển Đô thị, Bộ Xây dựng cho rằng, mạng lưới giao thông chính của các đô thị lớn là các đường vành đai và các trục xuyên tâm. Ngoài ra còn có các đường xuyên tâm để nối kết các khu vực đô thị với khu trung tâm và mạng lưới đường phố khu vực gồm các đường chính, đường khu vực và đường phố nội bộ.
Từ những sức ép trên, đòi hỏi việc phát triển giao thông đô thị ở Việt Nam cần có một hướng nhìn mới, cách đi mới đó là tất yếu phải hướng tới sự phát triển bền vững mà điều đầu tiên phải làm là công tác quy hoạch giao thông./.
Đây cũng là nội dung chính được đưa ra bàn thảo tại Hội thảo quốc tế về Phát triển bền vững giao thông đô thị Hà Nội diễn ra hôm nay (25/6), do Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội và Hội Cầu đường Hà Nội phối hợp tổ chức.
6.500 xe một kilômét đường
Các chuyên gia quy hoạch Nhật Bản dự báo, với đà tăng trưởng kinh tế như hiện nay, việc di dân sẽ khiến cho bộ mặt đô thị của Hà Nội thay đổi hết sức nhanh chóng trong thời gian tới. Có thể thấy trong tương lai không xa, chỉ 5-10 năm khi kinh tế phát triển, tỷ lệ người dân sử dụng phương tiện tham gia lưu thông sẽ ngày càng gia tăng một cách chóng mặt... Vì vậy, nếu không có các giải pháp ngay từ bây giờ thì việc giải bài toán này sẽ ngày càng khó hơn.
Theo số liệu thống kê, từ năm 2000- 2009, tổng số ôtô và xe máy tại Hà Nội tăng đều đặn, tương ứng với 302.000 ôtô và 3.649 xe máy. Tính trung bình mỗi kilômét đường Hà Nội phải gánh chịu gần 6.500 ôtô và xe máy các loại.
Ông Trần Danh Lợi, Phó Chủ tịch Liên Hiệp Hội Khoa học kỹ thuật Hà Nội, Chủ tịch Hội Cầu đường Hà Nội cho biết: "Lo ngại của giao thông tại các đô thị lớn gồm nhiều vấn đề phức tạp, không chỉ là ùn tắc."
Ông Lợi cho rằng: “Giải quyết những vấn đề của giao thông đô thị, đòi hỏi sự am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau và có sự nỗ lực từ nhiều bên liên quan chứ không phải chỉ riêng ngành giao thông.”
Trong những năm qua, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, hệ thống giao thông đô thị nói chung và năng lực cung ứng của dịch vụ vận tải hành khách công cộng nói riêng phát triển chưa tương xứng với sức tăng của nhu cầu vận tải.
Hiện tại thủ đô có khoảng 8.489km đường giao thông nhưng vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu phát triển đô thị và sự gia tăng của các loại phương tiện giao thông. Hệ thống bến bãi, điểm đỗ xe, vận tải hành khách công cộng thiếu về số lượng và kém về chất lượng phục vụ. Hơn nữa, các phương tiện công cộng cũng mới chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu đi lại của người dân.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết thêm: “Tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông còn quá thấp, chỉ chiếm khoảng 6-7% diện tích đất đô thị. Mạng lưới phân bố không đều, tại một số khu vực nội thành là khá cao nhưng ở các khu vực ngoại thành còn thấp.”
Thống kê của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, hiện tại Thủ đô còn ít nhất khoảng 70 điểm thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm.
Những giải pháp đã và đang áp dụng của Hà Nội và các đô thị lớn khác để kiềm chế giao thông nhìn chung còn mang tính chất ứng phó, tình thế, khả năng kiếm chế tiến tới triệt tiêu nạn ùn tắc chưa thực sự có hướng giải quyết hiệu quả.
Trong khi đó, vận tải bằng đường sắt chủ yếu phục vụ đi lại đường dài và giao cắt bằng rất nhiều với mạng lưới đường bộ. Hệ thống đường sắt đô thị đang bắt đầu được triển khai và không thể đưa vào khai thác trước năm 2015.
Như vậy trong tương lai hơn chục năm nữa, hạ tầng cơ sở giao thông của Hà Nội mới được hoàn thành. Trong khi chờ đợi tổ chức triển khai và thực hiện các dự án thì cần phải tập trung vào công tác tổ chức giao thông, phân luồng, phân làn nhằm giải quyết tình trạng lộn xộn, ách tắc giao thông.
Quy hoạch giao thông làm từ gốc
Theo ông Trần Đức Vũ, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội thì nhu cầu vốn đầu tư phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 vào khoảng 400.000 tỷ đồng. Trong đó, Hà Nội sẽ dành 117.00 tỷ đồng cho các dự án đường bộ, 138.000 tỷ đồng cho đường sắt, 13.700 tỷ đồng cho đường thủy và các cảng hàng không quốc tế.
Theo đó, với số vốn dự kiến này, giao thông đô thị muốn phát triển bền vững phải xuất phát từ gốc, đó là công tác quy hoạch phải bài bản và dự báo được khả năng phát triển.
Một số tham luận tại hội thảo, để phát triển bền vững giao thông đô thị Hà Nội, công cụ đầu tiên và quan trọng nhất đó là phải có một quy hoạch tổng thể phát triển có chất lượng cao, có thể chỉ ra, dự báo được các nhu cầu phát triển trong tương lai.
Cụ thể, Hà Nội từng bước phát triển đa dạng hóa các loại hình và phương thức vận tải. Quy hoạch phát triển giao thông đô thị phải gắn liền với quy hoạch phát triển đô thị và gắn kết với cải tạo và chỉnh trang bộ mặt kiến trúc đô thị.
Các chuyên gia đã đưa ra rất nhiều cảnh báo về những tác hại của phát triển giao thông đô thị thiếu tổ chức cũng như những giải pháp khắc phục.
Việc quy hoạch phát triển giao thông đô thị cần được nghiên cứu hợp lý giữa quỹ đất dành cho quy hoạch giao thông. Dự kiến đến năm 2030 tỷ lệ đất giành cho giao thông chiếm 20-25% quỹ đất xây dựng đô thị, cải tạo mở rộng các quốc lộ hướng tâm hiện đại lên thành đường từ 4-6 làn xe cơ giới, xây dựng đường cao tốc song hành với các quốc lộ có lưu lượng lớn.
Hệ thống giao thông đô thị cần phải được phát triển đồng bộ như các dự án giao thông đường sắt, đường cao tốc. Đặc biệt chiến lược phát triển vận tải công cộng của Hà Nội đến năm 2030 sẽ đáp ứng 55% nhu cầu, giảm xe cá nhân xuống còn 30-35%.
Các chuyên gia Nhật Bản cũng khuyến cáo đối với Hà Nội cần phải xây dựng hệ thống giao thông tiết kiệm, lấy giao thông công cộng là chính. Về sử dụng quỹ đất, nên phát triển trên cao để dành đất cho các công trình công cộng và dự trữ cho phát triển đô thị sau này.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2020 theo đó, Hà Nội sẽ dành tối thiểu 15% tổng diện tích đất cho hạ tầng giao thông.
Bên cạnh đó, cũng cần phải nghiên cứu xây dựng cầu vượt hoặc hầm chui ở các ngã tư, ngã năm, vòng xoay, các tàu điện ngầm, xây dựng các tuyến vành đai đường cao tốc vùng thủ đô…
Ngoài ra, cần có quy hoạch dành đất cho những bãi đậu xe kể cả xe cá nhân và xe công cộng. Việc kêu gọi đầu tư xây dựng những bãi đậu xe ngầm cũng rất cần thiết.
Trong vùng không gian mở rộng của Hà Nội, có thể nhận thấy việc quy hoạch phát triển thủ đô không có sự gắn kết với quy hoạch phát triển giao thông. Việc này dẫn đến nguyên nhân tất yếu là tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng, đặc biệt là các cửa ngõ Thủ đô.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng cho biết: “Quy hoạch giao thông sẽ tập trung vào các tiêu chí phát triển bền vững, phát triển các hình thức giao thông công cộng, kiểm soát và kiềm chế sự gia tăng phương tiện giao thông cá nhân. Ưu tiên xây dựng các trục hướng tâm, trục cao tốc, đường vành đai đảm bảo tính kết nốt với các đô thị…”
Ông Lưu Đức Hải, Cục trưởng Cục Phát triển Đô thị, Bộ Xây dựng cho rằng, mạng lưới giao thông chính của các đô thị lớn là các đường vành đai và các trục xuyên tâm. Ngoài ra còn có các đường xuyên tâm để nối kết các khu vực đô thị với khu trung tâm và mạng lưới đường phố khu vực gồm các đường chính, đường khu vực và đường phố nội bộ.
Từ những sức ép trên, đòi hỏi việc phát triển giao thông đô thị ở Việt Nam cần có một hướng nhìn mới, cách đi mới đó là tất yếu phải hướng tới sự phát triển bền vững mà điều đầu tiên phải làm là công tác quy hoạch giao thông./.
Mạnh Hùng (Vietnam+)