“Cái gọi là ‘tự chủ toàn phần' mà trường được hưởng đó là việc cắt giảm kinh phí chi thường xuyên từ Nhà nước. Nhà trường không được hưởng quyền lợi gì hơn(...) Chúng tôi đề nghị được phân cấp tự chủ hơn nữa, nhất là về tuyển sinh, mức thu học phí,” Giáo sư Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng Đại học Ngoại thương bức xúc nói.
Còn theo Giáo sư Ngô Thế Chi, Giám đốc học viện Tài chính thì mức thu, chi đã quá lạc hậu nên dù trao quyền tự chủ đến mấy thì cũng không thực hiện được.
Đây cũng là chia sẻ của nhiều lãnh đạo trường đại học khác tại “Hội thảo : Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học công lập” do bộ Tài chính phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc UNDP tổ chức sáng nay, ngày 29/11/2011, tại Hà Nội.
Tự chủ nửa vời
Theo Giáo sư Châu, từ năm 2005, trường Đại học Ngoại thương là một trong 5 trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ thí điểm thực hiện tự chủ tài chính và bị cắt giảm kinh phí chi thường xuyên.
Tại thời điểm này, trường đã xây dựng phương án tự chủ với lộ trình từ 2005 đến 2010, nhưng trên thực tế không được triển khai.
Sau ba năm, từ 2005 đến 2007, Nhà nước đã cắt giảm dần ngân sách. Đến năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra văn bản về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, trong đó nêu rõ Đại học Ngoại thương thuộc loại đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, Nhà nước sẽ không cấp ngân sách nữa.
Theo Giáo sư Châu, ngân sách bị cắt trong khi học phí vẫn phải theo khung chung nên để thực hiện tự chủ, trường đã gặp rất nhiều khó khăn. Vấn đề tự chủ toàn phần tại Đại học Ngoại thương thực chất là tự lo liệu chi phí chi thường xuyên và được phép tăng một số định mức, tăng lương lên 2,5 lần. Ngoài ra, trường không được hưởng một quyền hạn, cơ chế gì hơn so với trường đại học khác nên không thể tạo nguồn thu, không có tích lũy để đầu tư cơ sở vật chất, không thực hiện được chế độ ưu đãi. Lương được phép tăng nhưng nguồn thu không tăng nên thu nhập của giáo viên vẫn không cải thiện được nhiều, dẫn đến hiện tượng “chảy máu chất xám”.
Để tạo nguồn thu, Đại học Ngoại thương vừa cố gắng huy động các nguồn tài trợ, vừa phải đa dạng hóa loại hình đào tạo. Bên cạnh chương trình đào tạo cơ bản còn có đào tạo chất lượng cao, các chương trình liên kết với nước ngoài, thu hút sinh viên quốc tế, tuyển thêm chỉ tiêu ngoài ngân sách. Các loại hình này đều thu học phí cao.
Ngoài ra, trường phải thắt chặt chi tiêu. “Cả trường chỉ có một chiếc xe bốn chỗ đã mua 15 năm,” ông Châu chia sẻ.
Cũng theo ông Châu, dù đã nỗ lực tự tạo nguồn thu, nhưng trường lại không được tự chi các khoản thu đó. Đưa ra ví dụ cụ thể, ông Châu cho biết, trường muốn mua máy vi tính nhưng không được Kho bạc Nhà nước duyệt chi do đang cắt giảm chi tiêu công. “Trường đã tự thu thì sẽ phải được tự chủ chi, có thể gửi vào ngân hàng khác chứ không nhất thiết phải là Kho bạc Nhà nước,” ông Châu bức xúc nói.
Đồng quan điểm này, Giáo sư Ngô Thế Chi, Giám đốc Học viện Tài chính cho rằng, việc giao quyền tự chủ tài chính cho các trường vẫn còn nhiều bất cập. Tự chủ tài chính trên thực tế không thực hiện được do chưa đồng bộ với các tự chủ khác như trong quản lý, tuyển cán bộ, hợp tác quốc tế...
Cụ thể, tuyển nhân sự thì phải qua Bộ chủ quản trong khi cơ sở giáo dục mới là nơi nắm được về trình độ chuyên môn. Trong giáo dục hiện nay có phát sinh các khoản chi nhưng không có trong danh mục thu.
Tính đúng, tính đủ vào học phí?
Phát biểu tại Hội thảo, lãnh đạo các trường đại học đều đồng nhất kiến nghị được phân cấp quyền tự chủ một cách đầy đủ hơn, nhất là tự quyết trong tuyển sinh, thu học phí. “Mức thu, chi đã quá lạc hậu nên dù trao quyền tự chủ đến mấy thì cũng không thực hiện được,” ông Ngô Thế Chi nhấn mạnh.
Kiến nghị này nhận được sự đồng thuận lớn từ phía các đại diện Bộ Tài chính.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Trường Giang, Vụ Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính, để tháo gỡ bài toán tài chính ở các trường, trước hết phải tính đúng, tính đủ vào học phí.
Theo ông Giang, học phí là nguồn thu quan trọng, nguồn lực tài chính chủ yếu để duy trì hoạt động của trường, nhưng ở nước ta, học phí mới chỉ đáp ứng được một phần chi phí cần thiết để cung cấp dịch vụ đào tạo đại học. Do đó, chưa tạo điều kiện cho giáo dục đại học phát triển, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đại học.
“Đối với giáo dục đại học, việc tính đủ học phí là cần thiết, phù hợp với thông lệ quốc tế. Học đại học là để có nghề, tạo thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình nên người học phải đóng đủ học phí,” ông Giang lý giải.
Cũng theo ông Giang, việc tính đủ này có thể theo lộ trình, tăng từng bước để phù hợp và nhận được sự đồng thuận của xã hội.
Đây cũng là quan điểm của Tiến sĩ Vũ Nhữ Thăng và Thạc sĩ Lê Thị Mai Liên, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính. Theo đó, cần thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục đại học gắn với nhu cầu xã hội theo cơ chế đặt hàng dịch vụ, chuyển chính sách phí, lệ phí sang cơ chế giá dịch vụ. Giá dịch vụ dược xác định trên cơ sở chi phí cung cấp dịch vụ theo cơ chế thị trường. Trên cơ sở đó, sẽ chuyển các trường công sang thực hiện hạch toán đầy đủ chi phí.
Khẳng định cơ chế tài chính cho các trường đại học công lập trong thời gian qua đã có nhiều điều chỉnh nhưng Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh cũng thừa nhận, các cơ chế này vẫn còn nhiều bất cập và phải đổi mới để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội cũng như yêu cầu trong đào tạo nguồn nhân lực. Do đó, Bộ sẽ tiếp thu các ý kiến để có đổi mới phù hợp với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục.
Còn theo Giáo sư Ngô Thế Chi, Giám đốc học viện Tài chính thì mức thu, chi đã quá lạc hậu nên dù trao quyền tự chủ đến mấy thì cũng không thực hiện được.
Đây cũng là chia sẻ của nhiều lãnh đạo trường đại học khác tại “Hội thảo : Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học công lập” do bộ Tài chính phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc UNDP tổ chức sáng nay, ngày 29/11/2011, tại Hà Nội.
Tự chủ nửa vời
Theo Giáo sư Châu, từ năm 2005, trường Đại học Ngoại thương là một trong 5 trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ thí điểm thực hiện tự chủ tài chính và bị cắt giảm kinh phí chi thường xuyên.
Tại thời điểm này, trường đã xây dựng phương án tự chủ với lộ trình từ 2005 đến 2010, nhưng trên thực tế không được triển khai.
Sau ba năm, từ 2005 đến 2007, Nhà nước đã cắt giảm dần ngân sách. Đến năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra văn bản về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, trong đó nêu rõ Đại học Ngoại thương thuộc loại đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, Nhà nước sẽ không cấp ngân sách nữa.
Theo Giáo sư Châu, ngân sách bị cắt trong khi học phí vẫn phải theo khung chung nên để thực hiện tự chủ, trường đã gặp rất nhiều khó khăn. Vấn đề tự chủ toàn phần tại Đại học Ngoại thương thực chất là tự lo liệu chi phí chi thường xuyên và được phép tăng một số định mức, tăng lương lên 2,5 lần. Ngoài ra, trường không được hưởng một quyền hạn, cơ chế gì hơn so với trường đại học khác nên không thể tạo nguồn thu, không có tích lũy để đầu tư cơ sở vật chất, không thực hiện được chế độ ưu đãi. Lương được phép tăng nhưng nguồn thu không tăng nên thu nhập của giáo viên vẫn không cải thiện được nhiều, dẫn đến hiện tượng “chảy máu chất xám”.
Để tạo nguồn thu, Đại học Ngoại thương vừa cố gắng huy động các nguồn tài trợ, vừa phải đa dạng hóa loại hình đào tạo. Bên cạnh chương trình đào tạo cơ bản còn có đào tạo chất lượng cao, các chương trình liên kết với nước ngoài, thu hút sinh viên quốc tế, tuyển thêm chỉ tiêu ngoài ngân sách. Các loại hình này đều thu học phí cao.
Ngoài ra, trường phải thắt chặt chi tiêu. “Cả trường chỉ có một chiếc xe bốn chỗ đã mua 15 năm,” ông Châu chia sẻ.
Cũng theo ông Châu, dù đã nỗ lực tự tạo nguồn thu, nhưng trường lại không được tự chi các khoản thu đó. Đưa ra ví dụ cụ thể, ông Châu cho biết, trường muốn mua máy vi tính nhưng không được Kho bạc Nhà nước duyệt chi do đang cắt giảm chi tiêu công. “Trường đã tự thu thì sẽ phải được tự chủ chi, có thể gửi vào ngân hàng khác chứ không nhất thiết phải là Kho bạc Nhà nước,” ông Châu bức xúc nói.
Đồng quan điểm này, Giáo sư Ngô Thế Chi, Giám đốc Học viện Tài chính cho rằng, việc giao quyền tự chủ tài chính cho các trường vẫn còn nhiều bất cập. Tự chủ tài chính trên thực tế không thực hiện được do chưa đồng bộ với các tự chủ khác như trong quản lý, tuyển cán bộ, hợp tác quốc tế...
Cụ thể, tuyển nhân sự thì phải qua Bộ chủ quản trong khi cơ sở giáo dục mới là nơi nắm được về trình độ chuyên môn. Trong giáo dục hiện nay có phát sinh các khoản chi nhưng không có trong danh mục thu.
Tính đúng, tính đủ vào học phí?
Phát biểu tại Hội thảo, lãnh đạo các trường đại học đều đồng nhất kiến nghị được phân cấp quyền tự chủ một cách đầy đủ hơn, nhất là tự quyết trong tuyển sinh, thu học phí. “Mức thu, chi đã quá lạc hậu nên dù trao quyền tự chủ đến mấy thì cũng không thực hiện được,” ông Ngô Thế Chi nhấn mạnh.
Kiến nghị này nhận được sự đồng thuận lớn từ phía các đại diện Bộ Tài chính.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Trường Giang, Vụ Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính, để tháo gỡ bài toán tài chính ở các trường, trước hết phải tính đúng, tính đủ vào học phí.
Theo ông Giang, học phí là nguồn thu quan trọng, nguồn lực tài chính chủ yếu để duy trì hoạt động của trường, nhưng ở nước ta, học phí mới chỉ đáp ứng được một phần chi phí cần thiết để cung cấp dịch vụ đào tạo đại học. Do đó, chưa tạo điều kiện cho giáo dục đại học phát triển, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đại học.
“Đối với giáo dục đại học, việc tính đủ học phí là cần thiết, phù hợp với thông lệ quốc tế. Học đại học là để có nghề, tạo thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình nên người học phải đóng đủ học phí,” ông Giang lý giải.
Cũng theo ông Giang, việc tính đủ này có thể theo lộ trình, tăng từng bước để phù hợp và nhận được sự đồng thuận của xã hội.
Đây cũng là quan điểm của Tiến sĩ Vũ Nhữ Thăng và Thạc sĩ Lê Thị Mai Liên, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính. Theo đó, cần thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục đại học gắn với nhu cầu xã hội theo cơ chế đặt hàng dịch vụ, chuyển chính sách phí, lệ phí sang cơ chế giá dịch vụ. Giá dịch vụ dược xác định trên cơ sở chi phí cung cấp dịch vụ theo cơ chế thị trường. Trên cơ sở đó, sẽ chuyển các trường công sang thực hiện hạch toán đầy đủ chi phí.
Khẳng định cơ chế tài chính cho các trường đại học công lập trong thời gian qua đã có nhiều điều chỉnh nhưng Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh cũng thừa nhận, các cơ chế này vẫn còn nhiều bất cập và phải đổi mới để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội cũng như yêu cầu trong đào tạo nguồn nhân lực. Do đó, Bộ sẽ tiếp thu các ý kiến để có đổi mới phù hợp với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục.
Phạm Mai (Vietnam+)