Ngày 2/3, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức ra mắt Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng Hà Nội, trên cơ sở tổ chức lại làng Hòa Bình-Thanh Xuân trụ sở đặt tại phố Lê Văn Thiêm, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Bệnh viện là đơn vị sự nghiệp y tế công lập, chuyên khoa trực thuộc Sở Y tế, có quy mô 200 giường bệnh, tạm thời xếp hạng bệnh viện hạng 2.
Sau khi ra mắt, bệnh viện sẽ tiến hành thu dung người bệnh từ các tuyến gửi về cần có thời gian phục hồi tiếp, tổ chức điều dưỡng và phục hồi chức năng cho những người mắc bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp và các đối tượng có nhu cầu phục hồi chức năng khác; lựa chọn các phương án điều trị, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng thích hợp, kết hợp dinh dưỡng, sử dụng thuốc chữa bệnh hợp lý, phục hồi chức năng cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của Bộ Y tế.
Làng Hòa Bình-Thanh Xuân thực hiện nhiệm vụ điều dưỡng, phục hồi chức năng toàn diện cho trẻ khuyết tật, trẻ bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học trong chiến tranh.
Bệnh viện còn tổ chức các hoạt động phòng bệnh như tham gia tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh, bệnh nghề nghiệp và phòng ngừa tàn tật; chỉ đạo tuyến dưới để phát triển kỹ thuật, nâng cao chất lượng điều dưỡng và phục hồi chức năng, thực hành đào tạo cán bộ điều dưỡng và phục hồi chức năng, giáo dục đặc biệt, xã hội, tâm lý...
Bệnh viện tổ chức nghiên cứu khoa học chuyên ngành về điều dưỡng và phục hồi chức năng, bệnh nghề nghiệp và các chuyên ngành có liên quan ở cấp Nhà nước, cấp bộ, thành phố, sở và cấp cơ sở; nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp điều dưỡng và phục hồi chức năng theo hướng kết hợp giữa y học hiện đại với y học cổ truyền và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc khác...
Theo tiến sỹ Trần Quý Tường, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh-Bộ Y tế, hiện nay, trên địa bàn cả nước có 36 bệnh viện phục hồi chức năng, 90% các bệnh viện đa khoa các thành phố có khoa phục hồi chức năng.
Gần đây, nhu cầu phục hồi chức năng của người dân trên địa bàn rất lớn, phần lớn các cơ sở phục hồi chức năng đều quả tải. Chính vì thế, sự ra đời của bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng đã đáp ứng sự mong đợi của người dân.
Mặt khác bệnh viện vẫn để bộ phận làng Hòa Bình-Thanh Xuân làm nhiệm vụ điều dưỡng, phục hồi chức năng toàn diện cho trẻ khuyết tật, trẻ bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học trong chiến tranh, mang ý nghĩa nhân đạo góp phần xoa dịu nỗi đau của trẻ em khuyết tật./.
Bệnh viện là đơn vị sự nghiệp y tế công lập, chuyên khoa trực thuộc Sở Y tế, có quy mô 200 giường bệnh, tạm thời xếp hạng bệnh viện hạng 2.
Sau khi ra mắt, bệnh viện sẽ tiến hành thu dung người bệnh từ các tuyến gửi về cần có thời gian phục hồi tiếp, tổ chức điều dưỡng và phục hồi chức năng cho những người mắc bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp và các đối tượng có nhu cầu phục hồi chức năng khác; lựa chọn các phương án điều trị, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng thích hợp, kết hợp dinh dưỡng, sử dụng thuốc chữa bệnh hợp lý, phục hồi chức năng cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của Bộ Y tế.
Làng Hòa Bình-Thanh Xuân thực hiện nhiệm vụ điều dưỡng, phục hồi chức năng toàn diện cho trẻ khuyết tật, trẻ bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học trong chiến tranh.
Bệnh viện còn tổ chức các hoạt động phòng bệnh như tham gia tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh, bệnh nghề nghiệp và phòng ngừa tàn tật; chỉ đạo tuyến dưới để phát triển kỹ thuật, nâng cao chất lượng điều dưỡng và phục hồi chức năng, thực hành đào tạo cán bộ điều dưỡng và phục hồi chức năng, giáo dục đặc biệt, xã hội, tâm lý...
Bệnh viện tổ chức nghiên cứu khoa học chuyên ngành về điều dưỡng và phục hồi chức năng, bệnh nghề nghiệp và các chuyên ngành có liên quan ở cấp Nhà nước, cấp bộ, thành phố, sở và cấp cơ sở; nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp điều dưỡng và phục hồi chức năng theo hướng kết hợp giữa y học hiện đại với y học cổ truyền và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc khác...
Theo tiến sỹ Trần Quý Tường, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh-Bộ Y tế, hiện nay, trên địa bàn cả nước có 36 bệnh viện phục hồi chức năng, 90% các bệnh viện đa khoa các thành phố có khoa phục hồi chức năng.
Gần đây, nhu cầu phục hồi chức năng của người dân trên địa bàn rất lớn, phần lớn các cơ sở phục hồi chức năng đều quả tải. Chính vì thế, sự ra đời của bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng đã đáp ứng sự mong đợi của người dân.
Mặt khác bệnh viện vẫn để bộ phận làng Hòa Bình-Thanh Xuân làm nhiệm vụ điều dưỡng, phục hồi chức năng toàn diện cho trẻ khuyết tật, trẻ bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học trong chiến tranh, mang ý nghĩa nhân đạo góp phần xoa dịu nỗi đau của trẻ em khuyết tật./.
Tuyết Mai (TTXVN/Vietnam+)