Ngày 17/8, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 15-TW của Ban bí thư và sơ kết 3 năm Chỉ thị 17-CT/TW của Ban thường vụ Thành ủy về công tác lịch sử Đảng, ra mắt sách Lịch sử Đảng Bộ thành phố Hà Nội (1926-1945).
Ông Phan Đăng Long, Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy cho biết qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) và ba năm thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy, các cấp ủy đảng, các ngành, đoàn thể trên địa bàn thành phố đã triển khai nghiêm túc, nhận thức rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm đối với công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng.
Từ năm 2002 đến nay, đã có gần 466 sách lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống của các cấp, các ngành trên địa bàn Thành phố được xuất bản, phát hành, trong đó có 26/29 quận, huyện, thị đã có sách lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống.
Nét nổi bật nhất của các công trình lịch sử cách mạng, lịch sử truyền thống là có nội dung phong phú, hình thức đẹp, trình bày công phú. Công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích cách mạng-kháng chiến ở Hà Nội đã được tập trung chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả tích cực trong thẩm định nội dung, gắn biển di tích, tôn tạo các di tích đang bị xuống cấp. Hiện có 186/317 di tích cách mạng-kháng chiến trên địa bàn thành phố đã được công nhận và gắn biển, trong đó có 24 di tích cấp quốc gia và 13 di tích cấp Thành phố.
Song đến nay, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, tác dụng giáo dục, truyền thụ lịch sử cho thanh niên, thiếu niên và các tầng lớp nhân dân thông qua sách lịch sử trong nhà trường, phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến... vẫn còn nhiều hạn chế, đòi hỏi các cấp ủy đảng quan tâm hơn nữa đến công tác này, để lịch sử thực sự đi vào đời sống tinh thần của các tầng lớp nhân dân.
Để phát huy kết quả và kinh nghiệm sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 15 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Công Soái yêu cầu cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp cần tiếp tục tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn và xuất bản lịch sử giai đoạn tiếp theo. Đặc biệt, chú ý khắc phục những hạn chế, yếu kém để nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, giáo dục truyền thống cách mạng, nhất là chất lượng các sách lịch sử của địa phương, đơn vị.
Đồng thời, chú trọng tuyên truyền, giáo dục lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống bằng các hình thức đa dạng, phong phú, hấp dẫn nhằm nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin của của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Cũng tại Hội nghị này, cuốn sách "Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội,” tập 1 (1926-1945) đã được phát hành, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô về tìm hiểu quá trình ra đời, đấu tranh và trưởng thành của Đảng bộ Hà Nội.
Cuốn sách gồm sáu chương, được biên soạn, bổ sung và chỉnh lý nâng cao trên cơ sở những tư liệu, sự kiện trong giai đoạn 1926-1945 được xuất bản trong các cuốn: Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội (1930-2000); Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tây (1925-1945) và Lịch sử Đảng bộ huyện Mê Linh (1935-1996).
Cuốn sách đã dựng lại những trang sử hào hùng trong quá trình các đảng bộ ra đời và lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc; làm rõ mối quan hệ và tác động qua lại giữa phong trào cách mạng ba tỉnh, thành phố, song vẫn bảo đảm tính đặc thù và sắc thái riêng của phong trào cách mạng từng địa phương.
Nhân dịp này, Ban Thường vụ Thành ủy khen thưởng tám tập thể và năm cá nhân; Ban Tuyên giáo Thành ủy khen thưởng 13 tập thể đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW của Ban Bí thư và Chỉ thị 17-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác lịch sử Đảng./.
Ông Phan Đăng Long, Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy cho biết qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) và ba năm thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy, các cấp ủy đảng, các ngành, đoàn thể trên địa bàn thành phố đã triển khai nghiêm túc, nhận thức rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm đối với công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng.
Từ năm 2002 đến nay, đã có gần 466 sách lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống của các cấp, các ngành trên địa bàn Thành phố được xuất bản, phát hành, trong đó có 26/29 quận, huyện, thị đã có sách lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống.
Nét nổi bật nhất của các công trình lịch sử cách mạng, lịch sử truyền thống là có nội dung phong phú, hình thức đẹp, trình bày công phú. Công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích cách mạng-kháng chiến ở Hà Nội đã được tập trung chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả tích cực trong thẩm định nội dung, gắn biển di tích, tôn tạo các di tích đang bị xuống cấp. Hiện có 186/317 di tích cách mạng-kháng chiến trên địa bàn thành phố đã được công nhận và gắn biển, trong đó có 24 di tích cấp quốc gia và 13 di tích cấp Thành phố.
Song đến nay, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, tác dụng giáo dục, truyền thụ lịch sử cho thanh niên, thiếu niên và các tầng lớp nhân dân thông qua sách lịch sử trong nhà trường, phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến... vẫn còn nhiều hạn chế, đòi hỏi các cấp ủy đảng quan tâm hơn nữa đến công tác này, để lịch sử thực sự đi vào đời sống tinh thần của các tầng lớp nhân dân.
Để phát huy kết quả và kinh nghiệm sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 15 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 17 của Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Công Soái yêu cầu cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp cần tiếp tục tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn và xuất bản lịch sử giai đoạn tiếp theo. Đặc biệt, chú ý khắc phục những hạn chế, yếu kém để nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, giáo dục truyền thống cách mạng, nhất là chất lượng các sách lịch sử của địa phương, đơn vị.
Đồng thời, chú trọng tuyên truyền, giáo dục lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống bằng các hình thức đa dạng, phong phú, hấp dẫn nhằm nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin của của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Cũng tại Hội nghị này, cuốn sách "Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội,” tập 1 (1926-1945) đã được phát hành, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô về tìm hiểu quá trình ra đời, đấu tranh và trưởng thành của Đảng bộ Hà Nội.
Cuốn sách gồm sáu chương, được biên soạn, bổ sung và chỉnh lý nâng cao trên cơ sở những tư liệu, sự kiện trong giai đoạn 1926-1945 được xuất bản trong các cuốn: Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hà Nội (1930-2000); Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tây (1925-1945) và Lịch sử Đảng bộ huyện Mê Linh (1935-1996).
Cuốn sách đã dựng lại những trang sử hào hùng trong quá trình các đảng bộ ra đời và lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc; làm rõ mối quan hệ và tác động qua lại giữa phong trào cách mạng ba tỉnh, thành phố, song vẫn bảo đảm tính đặc thù và sắc thái riêng của phong trào cách mạng từng địa phương.
Nhân dịp này, Ban Thường vụ Thành ủy khen thưởng tám tập thể và năm cá nhân; Ban Tuyên giáo Thành ủy khen thưởng 13 tập thể đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị 15-CT/TW của Ban Bí thư và Chỉ thị 17-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác lịch sử Đảng./.
Trần Thị Hồng (TTXVN)