Ngày 18/6, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông giới thiệu cuốn sách "Hợp tác cùng phát triển ở các vùng biển trong pháp luật và thực tiễn quốc tế" có nội dung tuyên truyền về biên giới lãnh thổ quốc gia.
Sản phẩm này thuộc Dự án "Xây dựng hệ thống tài liệu tuyên truyền định hướng báo chí và dư luận" do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, thuộc Đề án "Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam."
Cuốn sách do phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Bá Diến, Giám đốc Trung tâm Luật biển và Hàng hải Quốc tế, Chủ nhiệm Bộ môn Luật Quốc tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) biên soạn, với mục đích khảo luận những vấn đề cơ bản nhất về lý luận và thực tiễn của hoạt động hợp tác khai thác chung trong luật biển quốc tế.
Cuốn sách "Hợp tác cùng phát triển ở các vùng biển trong pháp luật và thực tiễn quốc tế" trình bày và luận giải các vấn đề như tổng quan về hợp tác khai thác chung ở các vùng biển; cơ sở khoa học của hoạt động khai thác chung trên biển nói chung và ở khu vực Biển Đông nói riêng; các mô hình khai thác chung trên thế giới, kinh nghiệm thiết lập các thỏa thuận (hiệp định) khai thác chung của các quốc gia; vấn đề vận dụng các mô hình hợp tác khai thác chung điển hình trên thế giới vào khu vực Biển Đông - các khuyến nghị và giải pháp đối với Việt Nam.
Bên cạnh những vấn đề mang tính lý luận cơ bản, cuốn sách có những nội dung phân tích thực tiễn phân định và giải quyết tranh chấp về hợp tác cùng phát triển của các quốc gia trên thế giới, nêu bật những lợi thế và ưu điểm của phương thức hợp tác cùng phát triển, những mặt hạn chế và cả những rủi ro của phương thức này.
Cuốn sách còn đưa ra các khuyến nghị cho Việt Nam, trong đó đặc biệt nhấn mạnh rằng trong quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về hợp tác cùng phát triển với các nước khác, Việt Nam cần có sự nghiên cứu, xem xét, tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng cũng như sự chuẩn bị hết sức chu đáo về mọi mặt, tránh bị thua thiệt, thậm chí có thể phương hại đến chủ quyền và an ninh quốc gia.
Đây là những nghiên cứu bước đầu, góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận và thực tiễn pháp lý về hợp tác cùng phát triển trong pháp luật và quan hệ quốc tế, góp phần hỗ trợ quá trình xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật về biển của Việt Nam nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên Biển Đông.
Ngoài ấn phẩm này,hệ thống trên 1.000 trang tư liệu về chủ quyền biển, đảo được Cục Thông tin đối ngoại chuyển ngữ sang các tiếng Anh, tiếng Trung công bố rộng rãi trên Trang thông tin điện tử đối ngoại tại địa chỉ www.vietnam.vn./.
Sản phẩm này thuộc Dự án "Xây dựng hệ thống tài liệu tuyên truyền định hướng báo chí và dư luận" do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, thuộc Đề án "Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam."
Cuốn sách do phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Bá Diến, Giám đốc Trung tâm Luật biển và Hàng hải Quốc tế, Chủ nhiệm Bộ môn Luật Quốc tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) biên soạn, với mục đích khảo luận những vấn đề cơ bản nhất về lý luận và thực tiễn của hoạt động hợp tác khai thác chung trong luật biển quốc tế.
Cuốn sách "Hợp tác cùng phát triển ở các vùng biển trong pháp luật và thực tiễn quốc tế" trình bày và luận giải các vấn đề như tổng quan về hợp tác khai thác chung ở các vùng biển; cơ sở khoa học của hoạt động khai thác chung trên biển nói chung và ở khu vực Biển Đông nói riêng; các mô hình khai thác chung trên thế giới, kinh nghiệm thiết lập các thỏa thuận (hiệp định) khai thác chung của các quốc gia; vấn đề vận dụng các mô hình hợp tác khai thác chung điển hình trên thế giới vào khu vực Biển Đông - các khuyến nghị và giải pháp đối với Việt Nam.
Bên cạnh những vấn đề mang tính lý luận cơ bản, cuốn sách có những nội dung phân tích thực tiễn phân định và giải quyết tranh chấp về hợp tác cùng phát triển của các quốc gia trên thế giới, nêu bật những lợi thế và ưu điểm của phương thức hợp tác cùng phát triển, những mặt hạn chế và cả những rủi ro của phương thức này.
Cuốn sách còn đưa ra các khuyến nghị cho Việt Nam, trong đó đặc biệt nhấn mạnh rằng trong quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về hợp tác cùng phát triển với các nước khác, Việt Nam cần có sự nghiên cứu, xem xét, tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng cũng như sự chuẩn bị hết sức chu đáo về mọi mặt, tránh bị thua thiệt, thậm chí có thể phương hại đến chủ quyền và an ninh quốc gia.
Đây là những nghiên cứu bước đầu, góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận và thực tiễn pháp lý về hợp tác cùng phát triển trong pháp luật và quan hệ quốc tế, góp phần hỗ trợ quá trình xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật về biển của Việt Nam nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên Biển Đông.
Ngoài ấn phẩm này,hệ thống trên 1.000 trang tư liệu về chủ quyền biển, đảo được Cục Thông tin đối ngoại chuyển ngữ sang các tiếng Anh, tiếng Trung công bố rộng rãi trên Trang thông tin điện tử đối ngoại tại địa chỉ www.vietnam.vn./.
Việt Đức