Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) vừa yêu cầu các doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc trên các tàu đánh cá xa bờ và tàu vận tải nước ngoài cung cấp thông tin người lao động Việt Nam bỏ trốn tại Cote d'Ivoire.
Do cuộc xung đột tại Cote d'Ivoire giữa phe thân Tổng thống Alassane Ouattara được quốc tế công nhận với phe trung thành với Tổng thống Laurent Gbagbo không chịu từ nhiệm đang diễn ra hết sức phức tạp.
Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có Công văn số 476/QLLĐNN-QLLĐ yêu cầu các doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc trên các tàu đánh cá xa bờ và tàu vận tải nước ngoài liên hệ ngay với các đối tác hoặc chủ tàu nước ngoài rà soát, kiểm tra trong số lao động Việt Nam được Công ty đưa đi làm thuyền viên tàu cá xa bờ hoặc thủy thủ tàu vận tải có trường hợp thuyền viên nào bỏ trốn và nhập cảnh bất hợp pháp vào Cote d'Ivoire.
Đồng thời Cục cũng khuyến cáo người lao động tránh những địa điểm có xung đột, tránh tụ tập đông người tại nơi công cộng.
Các doanh nghiệp phải lập danh sách những thuyền viên, thủy thủ bỏ trốn nêu trên (nếu có) gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao trước ngày 10/4 để phối hợp đưa người lao động về nước.
Bên cạnh đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng thông báo cho tất cả các gia đình có thuyền viên đi làm việc trên các tàu đánh cá xa bờ hoặc thủy thủ tàu vận tải bỏ trốn tại Cote d'Ivoire chưa nhận được thông tin về người thân hãy liên hệ trực tiếp với Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục Lãnh sự-Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Morocco kiêm nhiệm Cote d'Ivoire qua các địa chỉ, để được hỗ trợ khi cần thiết.
Sau khi diễn biến phức tạp về tình hình chính trị tại một số nước Bắc Phi, nhằm bảo vệ người lao động Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài, đặc biệt là khu vực Châu Phi, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có Công văn số 393/QLLĐNN-QLLĐ yêu cầu các doanh nghiệp đưa lao động sang làm việc tại khu vực châu Phi phải báo cáo tình hình lao động tại đây.
Theo đó, các doanh nghiệp phải thực hiện rà soát tổng số lao động đã đưa đi làm việc tại châu Phi, đối tác, công trường đang làm việc, địa chỉ liên hệ… và báo cáo Cục Quản lý lao động ngoài nước./.
Do cuộc xung đột tại Cote d'Ivoire giữa phe thân Tổng thống Alassane Ouattara được quốc tế công nhận với phe trung thành với Tổng thống Laurent Gbagbo không chịu từ nhiệm đang diễn ra hết sức phức tạp.
Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có Công văn số 476/QLLĐNN-QLLĐ yêu cầu các doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc trên các tàu đánh cá xa bờ và tàu vận tải nước ngoài liên hệ ngay với các đối tác hoặc chủ tàu nước ngoài rà soát, kiểm tra trong số lao động Việt Nam được Công ty đưa đi làm thuyền viên tàu cá xa bờ hoặc thủy thủ tàu vận tải có trường hợp thuyền viên nào bỏ trốn và nhập cảnh bất hợp pháp vào Cote d'Ivoire.
Đồng thời Cục cũng khuyến cáo người lao động tránh những địa điểm có xung đột, tránh tụ tập đông người tại nơi công cộng.
Các doanh nghiệp phải lập danh sách những thuyền viên, thủy thủ bỏ trốn nêu trên (nếu có) gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao trước ngày 10/4 để phối hợp đưa người lao động về nước.
Bên cạnh đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng thông báo cho tất cả các gia đình có thuyền viên đi làm việc trên các tàu đánh cá xa bờ hoặc thủy thủ tàu vận tải bỏ trốn tại Cote d'Ivoire chưa nhận được thông tin về người thân hãy liên hệ trực tiếp với Cục Quản lý lao động ngoài nước, Cục Lãnh sự-Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Morocco kiêm nhiệm Cote d'Ivoire qua các địa chỉ, để được hỗ trợ khi cần thiết.
Sau khi diễn biến phức tạp về tình hình chính trị tại một số nước Bắc Phi, nhằm bảo vệ người lao động Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài, đặc biệt là khu vực Châu Phi, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có Công văn số 393/QLLĐNN-QLLĐ yêu cầu các doanh nghiệp đưa lao động sang làm việc tại khu vực châu Phi phải báo cáo tình hình lao động tại đây.
Theo đó, các doanh nghiệp phải thực hiện rà soát tổng số lao động đã đưa đi làm việc tại châu Phi, đối tác, công trường đang làm việc, địa chỉ liên hệ… và báo cáo Cục Quản lý lao động ngoài nước./.
Mạnh Hùng (Vietnam+)