Trong khi thị trường bất động sản Hà Nội vẫn đang lên những cơn nóng lạnh bất thường, những người “nghèo vốn” vẫn tìm ra những cách riêng để đầu tư kiếm lời. Họ lân la đi tìm những miếng đất “hiểm”, đất xen kẹt để mua với hy vọng một ngày được đổi đời nhờ… quy hoạch.
Nhất đất gần cống, nhì nhà sâu
Men theo con ngõ hẹp chỉ vừa hai người đi, Nguyễn Văn Nam, một tay đầu tư quen biết đưa chúng tôi vào “ngó” thửa đất gã đã đầu tư mua từ mấy năm trước. Ngôi nhà nhỏ cấp 4 của Nam chỉ rộng chừng 40m2 trông bề ngoài đã cũ kỹ. Tường gạch loang lổ vết vừa trát còn dang dở. Phía sau nhà, một khoảng đất trống nhỏ cũng thuộc quyền sở hữu của Nam cỏ đã mọc lên um tùm.
Chỉ tay vào “cơ ngơi” của mình, gã vừa cười vừa bảo: “Ai cũng nói đường vào nhà này như mê cung, nếu không có người dẫn đường là chắc chắn lạc. Nhà lại nằm cách sông Nhuệ chỉ chừng hơn chục mét, ngày nóng mùi bốc lên nồng nặc.”
Nhưng, cũng theo Nam, vì lý do này, nên thửa đất này năm 2008 không có ai ngó ngàng tới. Sau khi nghe bạn bè kể, Nam lập tức gom tiền, mua đứt cả thửa với giá chỉ 12 triệu đồng/m2.
“Lúc ấy, thấy nhiều khu vực cống được bê tông hóa nên tôi quyết tâm giữ đất, đợi ngày đường bê tông mới, chắc chắc miếng này sẽ tăng giá ít nhất gấp ba,” Nam thành thật.
Cho tới thời điểm này, khi dự án kiên cố hóa, làm đường dọc sông Nhuệ bắt đầu được khởi động, giá đất tại khu nhà Nam ở đã tăng lên 30 - 40 triệu đồng/m2. Hiện tại, Nam đang giới thiệu cho một anh bạn mảnh đất gần đó rộng 33,3 m2 chỉ với giá gần 1 tỷ đồng.
Xu hướng tìm cống mua nhà, tìm kênh mua nhà đợi đổi đời cũng được mẹ con bà Nguyễn Thị Lan, hiện đang thuê nhà tại số 11 A, ngách 5/114 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy áp dụng. Trong thời điểm không ai muốn mua nhà tại khu vực Khương Trung ngay sát bờ sông Tô Lịch, bà đã mạnh dạn bỏ 900 triệu đồng mua 80m2 một thửa đất kèm căn nhà cấp bốn.
Bà Lan cho hay, mặc dù đã có đất nhưng vì đã dồn tiền hết vào đó nên bà cũng chẳng còn tiền xây nhà, đành xây tường bao rồi bỏ không. Hai mẹ con thì đi thuê nhà ở tạm.
“Qua bốn năm, giờ nếu bán luôn, tôi cũng bỏ túi được hơn 3 tỷ đồng. Nhưng hai mẹ con vẫn bàn nhau đợi đoạn cống này được bê tông hóa mới bán,” bà Lan khẳng định.
Đổi đời nhờ mua nhà đất gần cống cũng là câu chuyện của ông Nguyễn Hoàng Trung, ngách 10/190 Nguyễn Khánh Toàn. Ông Trung đến bây giờ mặc dù vẫn làm nghề xe ôm ngay trước ngõ 190 nhưng đã có trong tay một tài sản không hề nhỏ.
Vài năm trước, khi thấy một loạt dự án xây cống kiên cố được triển khai, ông cũng mạnh dạn đi vay tiền mua một mảnh nhỏ chỉ 30m2 trong ngõ 190. Lúc đó, đường vào khu này bé xíu, bên cạnh lại là con mương nồng nặc mùi rác thải. Trị giá cả lô đất chỉ là 300 triệu đồng.
“Mua nhà, nhưng rồi cũng để đấy vì đường vào không thuận. Đến đầu năm, đúng như chúng tôi hy vọng, dự án kiên cố hóa kênh mương được thực hiện, đường vào ngõ sạch sẽ, miếng đất lên giá từng ngày,” ông Trung hỉ hả cười.
Cũng theo ông, thời gian gần đây, đã rất nhiều người rậm rịch đặt giá trên cả tỷ đồng cho miếng đất bé xíu này của ông.
Giới đầu tư bán chuyên nghiệp từ nhiều năm trước cũng đã rỉ tai nhau đi tìm săn đất ven cống khu vực các ngõ nhỏ trên đường Xuân Thủy, nơi có nhánh của sông Tô Lịch chạy qua.
Anh Trần Văn Hiệu (số nhà 12, ngách 165/27/48, đường Xuân Thủy) cho biết, không chỉ anh, từ năm 2009, rất nhiều người bạn đã cùng bỏ tiền đầu tư vào khu vực ngõ 165. Đến giờ, khi kênh được “bịt” bằng đường, họ đang chờ từng ngày để bán lại kiếm lời.
Hiện, những người “ngắn vốn” cũng đã đổ xô đi săn đất tại các khu vực Minh Khai, Lạc Trung, Kim Ngưu… quận Hai Bà Trưng cũng với hy vọng chờ dự án.
Ráo riết săn đất xen kẹt
Không chỉ “tìm cống sắm nhà”, nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ hiện cũng đang ráo riết đi tìm đất xen kẹt để xin mua.
Chị Nguyễn Thị Hồng, chủ quán cà phê trên đường Kim Ngưu kiêm vai trò “thợ săn” loại đất này giải thích: Đất ‘xen kẹt’ vốn là những thửa đất nông nghiệp nằm ở những vị trí không thuận lợi. Mới rồi, thành phố ra quyết định cho phép chuyển đổi những thửa đất như vườn, ao nằm trong cùng thửa đất có nhà ở, hay kẹp giữa các khu dân cư được phép chuyển sang sổ đỏ [quyết định 121/2009/QĐ-UBND – PV]. Vì vậy, hiện loại đất này đang trở thành của quý hiếm trên thị trường.
Điểm nóng nhất trong giao dịch loại đất này phải kể tới khu vực các làng ven sân vận động Mỹ Đình. Theo giới thiệu của chị Hồng, chúng tôi tìm đến mảnh đất rộng 61 m2 nằm trong làng Nhân Mỹ. Dẫn chúng tôi ra xem mảnh đất, anh Nguyễn Văn Bảy thành thật: “Đây vốn là nền ruộng cũ. Vừa rồi có quyết định mới, tôi rao bán 13,5 triệu đồng/m2.”
Khi chúng tôi thắc mắc về sổ đỏ, Bảy cười bảo, mua xong, làm thủ tục chuyển sang sổ đỏ rồi bán ngay, chúng tôi vẫn có lãi ròng hơn 500 triệu đồng nên không phải lo gì.
Theo khảo sát của Vietnam+, mức giá được chào bán cho dạng đất hiếm này thấp hơn so với giá đất ở khu vực này từ 7 -13 triệu đồng/m2.
“Nếu không mua nhanh, chỉ ngày mai sẽ khó kiếm vì đợt này nhiều người vào hỏi mua lắm,” Bảy quả quyết.
Mặc dù thế, giới đầu tư chuyên nghiệp cũng cảnh báo, đối với những thửa đất dạng này, điều cần nhất là người mua cần phải tỉnh táo công chứng hợp đồng mua bán [thường viết bằng tay - PV] để hợp pháp hóa. Sau khi mua, nhà đầu tư phải làm hồ sơ xin chuyển mục đích đất nộp tại Phòng Tài nguyên Môi trường quận huyện. Như thế, nhà đầu tư sẽ thực sự có lợi lớn khi đầu tư vào dạng đất hiếm này./.
Nhất đất gần cống, nhì nhà sâu
Men theo con ngõ hẹp chỉ vừa hai người đi, Nguyễn Văn Nam, một tay đầu tư quen biết đưa chúng tôi vào “ngó” thửa đất gã đã đầu tư mua từ mấy năm trước. Ngôi nhà nhỏ cấp 4 của Nam chỉ rộng chừng 40m2 trông bề ngoài đã cũ kỹ. Tường gạch loang lổ vết vừa trát còn dang dở. Phía sau nhà, một khoảng đất trống nhỏ cũng thuộc quyền sở hữu của Nam cỏ đã mọc lên um tùm.
Chỉ tay vào “cơ ngơi” của mình, gã vừa cười vừa bảo: “Ai cũng nói đường vào nhà này như mê cung, nếu không có người dẫn đường là chắc chắn lạc. Nhà lại nằm cách sông Nhuệ chỉ chừng hơn chục mét, ngày nóng mùi bốc lên nồng nặc.”
Nhưng, cũng theo Nam, vì lý do này, nên thửa đất này năm 2008 không có ai ngó ngàng tới. Sau khi nghe bạn bè kể, Nam lập tức gom tiền, mua đứt cả thửa với giá chỉ 12 triệu đồng/m2.
“Lúc ấy, thấy nhiều khu vực cống được bê tông hóa nên tôi quyết tâm giữ đất, đợi ngày đường bê tông mới, chắc chắc miếng này sẽ tăng giá ít nhất gấp ba,” Nam thành thật.
Cho tới thời điểm này, khi dự án kiên cố hóa, làm đường dọc sông Nhuệ bắt đầu được khởi động, giá đất tại khu nhà Nam ở đã tăng lên 30 - 40 triệu đồng/m2. Hiện tại, Nam đang giới thiệu cho một anh bạn mảnh đất gần đó rộng 33,3 m2 chỉ với giá gần 1 tỷ đồng.
Xu hướng tìm cống mua nhà, tìm kênh mua nhà đợi đổi đời cũng được mẹ con bà Nguyễn Thị Lan, hiện đang thuê nhà tại số 11 A, ngách 5/114 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy áp dụng. Trong thời điểm không ai muốn mua nhà tại khu vực Khương Trung ngay sát bờ sông Tô Lịch, bà đã mạnh dạn bỏ 900 triệu đồng mua 80m2 một thửa đất kèm căn nhà cấp bốn.
Bà Lan cho hay, mặc dù đã có đất nhưng vì đã dồn tiền hết vào đó nên bà cũng chẳng còn tiền xây nhà, đành xây tường bao rồi bỏ không. Hai mẹ con thì đi thuê nhà ở tạm.
“Qua bốn năm, giờ nếu bán luôn, tôi cũng bỏ túi được hơn 3 tỷ đồng. Nhưng hai mẹ con vẫn bàn nhau đợi đoạn cống này được bê tông hóa mới bán,” bà Lan khẳng định.
Đổi đời nhờ mua nhà đất gần cống cũng là câu chuyện của ông Nguyễn Hoàng Trung, ngách 10/190 Nguyễn Khánh Toàn. Ông Trung đến bây giờ mặc dù vẫn làm nghề xe ôm ngay trước ngõ 190 nhưng đã có trong tay một tài sản không hề nhỏ.
Vài năm trước, khi thấy một loạt dự án xây cống kiên cố được triển khai, ông cũng mạnh dạn đi vay tiền mua một mảnh nhỏ chỉ 30m2 trong ngõ 190. Lúc đó, đường vào khu này bé xíu, bên cạnh lại là con mương nồng nặc mùi rác thải. Trị giá cả lô đất chỉ là 300 triệu đồng.
“Mua nhà, nhưng rồi cũng để đấy vì đường vào không thuận. Đến đầu năm, đúng như chúng tôi hy vọng, dự án kiên cố hóa kênh mương được thực hiện, đường vào ngõ sạch sẽ, miếng đất lên giá từng ngày,” ông Trung hỉ hả cười.
Cũng theo ông, thời gian gần đây, đã rất nhiều người rậm rịch đặt giá trên cả tỷ đồng cho miếng đất bé xíu này của ông.
Giới đầu tư bán chuyên nghiệp từ nhiều năm trước cũng đã rỉ tai nhau đi tìm săn đất ven cống khu vực các ngõ nhỏ trên đường Xuân Thủy, nơi có nhánh của sông Tô Lịch chạy qua.
Anh Trần Văn Hiệu (số nhà 12, ngách 165/27/48, đường Xuân Thủy) cho biết, không chỉ anh, từ năm 2009, rất nhiều người bạn đã cùng bỏ tiền đầu tư vào khu vực ngõ 165. Đến giờ, khi kênh được “bịt” bằng đường, họ đang chờ từng ngày để bán lại kiếm lời.
Hiện, những người “ngắn vốn” cũng đã đổ xô đi săn đất tại các khu vực Minh Khai, Lạc Trung, Kim Ngưu… quận Hai Bà Trưng cũng với hy vọng chờ dự án.
Ráo riết săn đất xen kẹt
Không chỉ “tìm cống sắm nhà”, nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ hiện cũng đang ráo riết đi tìm đất xen kẹt để xin mua.
Chị Nguyễn Thị Hồng, chủ quán cà phê trên đường Kim Ngưu kiêm vai trò “thợ săn” loại đất này giải thích: Đất ‘xen kẹt’ vốn là những thửa đất nông nghiệp nằm ở những vị trí không thuận lợi. Mới rồi, thành phố ra quyết định cho phép chuyển đổi những thửa đất như vườn, ao nằm trong cùng thửa đất có nhà ở, hay kẹp giữa các khu dân cư được phép chuyển sang sổ đỏ [quyết định 121/2009/QĐ-UBND – PV]. Vì vậy, hiện loại đất này đang trở thành của quý hiếm trên thị trường.
Điểm nóng nhất trong giao dịch loại đất này phải kể tới khu vực các làng ven sân vận động Mỹ Đình. Theo giới thiệu của chị Hồng, chúng tôi tìm đến mảnh đất rộng 61 m2 nằm trong làng Nhân Mỹ. Dẫn chúng tôi ra xem mảnh đất, anh Nguyễn Văn Bảy thành thật: “Đây vốn là nền ruộng cũ. Vừa rồi có quyết định mới, tôi rao bán 13,5 triệu đồng/m2.”
Khi chúng tôi thắc mắc về sổ đỏ, Bảy cười bảo, mua xong, làm thủ tục chuyển sang sổ đỏ rồi bán ngay, chúng tôi vẫn có lãi ròng hơn 500 triệu đồng nên không phải lo gì.
Theo khảo sát của Vietnam+, mức giá được chào bán cho dạng đất hiếm này thấp hơn so với giá đất ở khu vực này từ 7 -13 triệu đồng/m2.
“Nếu không mua nhanh, chỉ ngày mai sẽ khó kiếm vì đợt này nhiều người vào hỏi mua lắm,” Bảy quả quyết.
Mặc dù thế, giới đầu tư chuyên nghiệp cũng cảnh báo, đối với những thửa đất dạng này, điều cần nhất là người mua cần phải tỉnh táo công chứng hợp đồng mua bán [thường viết bằng tay - PV] để hợp pháp hóa. Sau khi mua, nhà đầu tư phải làm hồ sơ xin chuyển mục đích đất nộp tại Phòng Tài nguyên Môi trường quận huyện. Như thế, nhà đầu tư sẽ thực sự có lợi lớn khi đầu tư vào dạng đất hiếm này./.
Sơn Bách (Vietnam+)