Rét đậm, rét hại kéo dài suốt gần 1 tháng nay đang khiến người chăn nuôi ở các huyện ngoại thành Hà Nội như “đứng ngồi trên lửa” bởi vừa lo chống rét cho đàn vật nuôi, vừa sốt ruột vì tốc độ phát triển và năng suất thịt, trứng, sữa của đàn gia súc, gia cầm và thủy sản đều giảm đáng kể do thời tiết.
Người nuôi cá tại vùng nuôi thủy sản xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì cho biết hơn 20 ngày nay, nhu cầu thu mua cá của các thương lái đã tăng lên đáng kể nhưng bà con không dám đánh bắt nhiều do thời tiết quá rét, nếu đánh bắt không khéo sẽ bị ảnh hưởng tới số cá còn bé trong ao vừa được thả gối vụ để cho thu vào sau Tết Nguyên đán.
Bên cạnh đó, trong điều kiện trời quá rét, cá không thể lên ăn và người nuôi cũng không dám cho ăn vì sợ cá ngoi lên mặt nước tìm thức ăn sẽ bị lạnh và chết, làm ảnh hưởng đáng kể tới tốc độ sinh trưởng của cá.
Theo ông Nguyễn Văn Báu, Chủ nhiệm Hợp tác xã Thủy sản Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, hiện giá thu mua các loại cá như chép, trôi, mè... đã tăng lên 15-25% so với thời điểm đầu tháng Chạp.
Tuy vậy, chi phí nuôi, chống rét cho cá cũng đang tăng trong khi tốc độ sinh trưởng, phát triển của cá cũng chậm hẳn. Để chống rét cho cá, người nuôi trồng thủy sản ở Đông Mỹ đã tiến hành làm giàn, che bạt nilon phủ lên ao trong những ngày trời rét đậm để tăng khả năng giữ nhiệt cho hệ thống ao.
Không chỉ người nuôi cá, người nuôi bò sữa ở các huyện Ba Vì, Gia Lâm... cũng đang hết sức lo lắng vì trời rét đậm, rét hại kéo dài khiến cho sản lượng sữa bò tươi thu được hàng ngày giảm hẳn.
Ông Nguyễn Đình Hồng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Vân Hòa, huyện Ba Vì cho biết cả xã đang có tới hơn 1.200 con bò sữa với sản lượng sữa tươi đạt hơn 10 tấn/ngày. Ở thời điểm trước khi có rét đậm, rét hại kéo dài diễn ra, việc chăn nuôi bò sữa hết sức thuận lợi do giá thu mua sữa nguyên liệu ổn định, bà con cũng đã chủ động tích trữ được thức ăn khô cho bò trong mùa đông.
Nhưng trời rét đậm, rét hại liên tục và kéo dài đang khiến cho sức khỏe của đàn bò sữa của nhiều hộ chăn nuôi bị giảm sút. Đặc biệt, lượng sữa tươi thu được từ một số ”cô bò” cũng bị giảm khoảng 10-20% so với những ngày nhiệt độ trên 15 độ nên người chăn nuôi không còn đạt được mức lãi cao, nhất là với những hộ nuôi với số lượng ít.
Để giúp đàn bò sữa không bị ốm, chết vì rét, người chăn nuôi ở đây đã che chắn kỹ chuồng trại, "mặc áo” cho bò, thắp đèn điện sưởi ấm chuồng bò, tăng thêm lượng thức ăn tinh, giàu đạm, vitamin và thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh chuồng trại, phòng chống dịch bệnh cho đàn bò./.
Người nuôi cá tại vùng nuôi thủy sản xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì cho biết hơn 20 ngày nay, nhu cầu thu mua cá của các thương lái đã tăng lên đáng kể nhưng bà con không dám đánh bắt nhiều do thời tiết quá rét, nếu đánh bắt không khéo sẽ bị ảnh hưởng tới số cá còn bé trong ao vừa được thả gối vụ để cho thu vào sau Tết Nguyên đán.
Bên cạnh đó, trong điều kiện trời quá rét, cá không thể lên ăn và người nuôi cũng không dám cho ăn vì sợ cá ngoi lên mặt nước tìm thức ăn sẽ bị lạnh và chết, làm ảnh hưởng đáng kể tới tốc độ sinh trưởng của cá.
Theo ông Nguyễn Văn Báu, Chủ nhiệm Hợp tác xã Thủy sản Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, hiện giá thu mua các loại cá như chép, trôi, mè... đã tăng lên 15-25% so với thời điểm đầu tháng Chạp.
Tuy vậy, chi phí nuôi, chống rét cho cá cũng đang tăng trong khi tốc độ sinh trưởng, phát triển của cá cũng chậm hẳn. Để chống rét cho cá, người nuôi trồng thủy sản ở Đông Mỹ đã tiến hành làm giàn, che bạt nilon phủ lên ao trong những ngày trời rét đậm để tăng khả năng giữ nhiệt cho hệ thống ao.
Không chỉ người nuôi cá, người nuôi bò sữa ở các huyện Ba Vì, Gia Lâm... cũng đang hết sức lo lắng vì trời rét đậm, rét hại kéo dài khiến cho sản lượng sữa bò tươi thu được hàng ngày giảm hẳn.
Ông Nguyễn Đình Hồng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Vân Hòa, huyện Ba Vì cho biết cả xã đang có tới hơn 1.200 con bò sữa với sản lượng sữa tươi đạt hơn 10 tấn/ngày. Ở thời điểm trước khi có rét đậm, rét hại kéo dài diễn ra, việc chăn nuôi bò sữa hết sức thuận lợi do giá thu mua sữa nguyên liệu ổn định, bà con cũng đã chủ động tích trữ được thức ăn khô cho bò trong mùa đông.
Nhưng trời rét đậm, rét hại liên tục và kéo dài đang khiến cho sức khỏe của đàn bò sữa của nhiều hộ chăn nuôi bị giảm sút. Đặc biệt, lượng sữa tươi thu được từ một số ”cô bò” cũng bị giảm khoảng 10-20% so với những ngày nhiệt độ trên 15 độ nên người chăn nuôi không còn đạt được mức lãi cao, nhất là với những hộ nuôi với số lượng ít.
Để giúp đàn bò sữa không bị ốm, chết vì rét, người chăn nuôi ở đây đã che chắn kỹ chuồng trại, "mặc áo” cho bò, thắp đèn điện sưởi ấm chuồng bò, tăng thêm lượng thức ăn tinh, giàu đạm, vitamin và thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh chuồng trại, phòng chống dịch bệnh cho đàn bò./.
Thanh Trà (TTXVN/Vietnam+)