Sau nhiều năm tiến hành nghiên cứu và khai quật, các nhà khảo cổ Romania vừa phát hiện một thành phố cổ tại cố đô Sarmizeghetuza.
Thành phố cổ nói trên nằm sâu dưới lòng đất trên một diện tích 200 km2, gồm 6 pháo đài và 75 ngôi nhà lớn nối với nhau bằng các đường hầm và lối đi bí mật. Ước tính, thành phố cổ này được xây dựng vào thời đại Đế chế La Mã hưng thịnh, thuộc thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên hoặc sớm hơn.
Trước đây, thành phố Sarmizeghetuza từng là trung tâm chính trị, tôn giáo và quân sự chính của Nhà nước Dakia của người Romania cổ đại, nơi có dinh thự của các vua chúa Dakia, trong đó có Hoàng đế cuối cùng Desebal. Thành phố này đã bị quân đội La Mã san bằng sau khi Vua Dakia bại trận và tự sát vào năm 105 sau Công nguyên.
Năm 1999, cố đô Dakia đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản Văn hóa thế giới./.
Thành phố cổ nói trên nằm sâu dưới lòng đất trên một diện tích 200 km2, gồm 6 pháo đài và 75 ngôi nhà lớn nối với nhau bằng các đường hầm và lối đi bí mật. Ước tính, thành phố cổ này được xây dựng vào thời đại Đế chế La Mã hưng thịnh, thuộc thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên hoặc sớm hơn.
Trước đây, thành phố Sarmizeghetuza từng là trung tâm chính trị, tôn giáo và quân sự chính của Nhà nước Dakia của người Romania cổ đại, nơi có dinh thự của các vua chúa Dakia, trong đó có Hoàng đế cuối cùng Desebal. Thành phố này đã bị quân đội La Mã san bằng sau khi Vua Dakia bại trận và tự sát vào năm 105 sau Công nguyên.
Năm 1999, cố đô Dakia đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản Văn hóa thế giới./.
(TTXVN)