Tuần báo Le Courrier International (Pháp) cuối tuần trước có bài viết về rượu vang châu Á, trong đó nhận xét rằng vốn là sản phẩm của các nước phương Tây, nhưng trong mấy năm trở lại đây, nghề trồng nho và làm rượu vang đang nở rộ tại nhiều quốc gia châu Á, đặc biệt ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc và cả Indonesia.
Nếu như 10 năm trước, phần lớn rượu vang sản xuất tại Trung Quốc không thể uống được, thì tình hình hiện nay hoàn toàn thay đổi. Rượu vang Trung Quốc đã bắt đầu cuộc chạy đua để dành vị trí trong số các loại vang hảo hạng hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên, tờ báo cũng lưu ý, nguồn gốc và chất lượng của thứ nước chứa trong các chai rượu vang Trung Quốc thiếu các thông tin minh bạch.
Về mặt số lượng, Trung Quốc hiện là thị trường rượu vang tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với mức tiêu thụ dự kiến khoảng hơn 1 tỷ chai năm nay, với hơn 400 nhà sản xuất, trong đó có ba hãng chiếm thị phần lớn trên thị trường là Dynasty, Great Wall và Changyu.
Về rượu vang Nhật Bản, Le Courrier International chú ý đến Koshu một nhãn hiệu vang trắng, vốn bị coi rẻ, nay trở nên rất hấp dẫn đối với thực khách Nhật Bản và bắt đầu cuộc chinh phục khách hàng phương Tây.
Trong khi đó, sự du nhập của vang nho vào Indonesia khá lạ. Vốn là đất nước nhiệt đới, là nơi nho rất khó sinh trưởng, và thêm một rào cản lớn hơn là những hạn chế ngặt nghèo do nhà nước áp đặt, bởi đa số người dân Indonesia theo đạo Hồi.
Ban đầu, nghề làm rượu vang do những người Australia nhập cư vào Indonesia đã thất bại. Tuy nhiên, sau đó nhóm hai nhà làm vang, một người Pháp và một người Indonesia đã thành công trong việc chế ra một loại rượu mới, mang tên Hatten Wines, được công nhận trên thị trường thế giới. Nho làm vang này được trồng tại vùng đất phía bắc Bali, gần xích đạo, nơi được các núi lửa che chắn khỏi những trận mưa lớn./.
Nếu như 10 năm trước, phần lớn rượu vang sản xuất tại Trung Quốc không thể uống được, thì tình hình hiện nay hoàn toàn thay đổi. Rượu vang Trung Quốc đã bắt đầu cuộc chạy đua để dành vị trí trong số các loại vang hảo hạng hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên, tờ báo cũng lưu ý, nguồn gốc và chất lượng của thứ nước chứa trong các chai rượu vang Trung Quốc thiếu các thông tin minh bạch.
Về mặt số lượng, Trung Quốc hiện là thị trường rượu vang tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với mức tiêu thụ dự kiến khoảng hơn 1 tỷ chai năm nay, với hơn 400 nhà sản xuất, trong đó có ba hãng chiếm thị phần lớn trên thị trường là Dynasty, Great Wall và Changyu.
Về rượu vang Nhật Bản, Le Courrier International chú ý đến Koshu một nhãn hiệu vang trắng, vốn bị coi rẻ, nay trở nên rất hấp dẫn đối với thực khách Nhật Bản và bắt đầu cuộc chinh phục khách hàng phương Tây.
Trong khi đó, sự du nhập của vang nho vào Indonesia khá lạ. Vốn là đất nước nhiệt đới, là nơi nho rất khó sinh trưởng, và thêm một rào cản lớn hơn là những hạn chế ngặt nghèo do nhà nước áp đặt, bởi đa số người dân Indonesia theo đạo Hồi.
Ban đầu, nghề làm rượu vang do những người Australia nhập cư vào Indonesia đã thất bại. Tuy nhiên, sau đó nhóm hai nhà làm vang, một người Pháp và một người Indonesia đã thành công trong việc chế ra một loại rượu mới, mang tên Hatten Wines, được công nhận trên thị trường thế giới. Nho làm vang này được trồng tại vùng đất phía bắc Bali, gần xích đạo, nơi được các núi lửa che chắn khỏi những trận mưa lớn./.
Trang Nhung (TTXVN/Vietnam+)