“Đổi mới phân cấp trong cải cách thể chế” là đề tài nóng, được các chuyên gia kinh tế thảo luận rất sôi nổi trong ngày 29/9, ngày họp cuối cùng của Diễn đàn Kinh tế mùa Thu 2012 diễn ra tại Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) từ ngày 28 đến 29/9.
["Kinh tế Việt Nam hiện đang tồn tại nhiều nghịch lý"]
Theo nghiên cứu của phó giáo sư-tiến sỹ Lê Xuân Bá, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Việt Nam đã tiến hành phân cấp từ năm 1967 với chương trình “3 xây, 3 chống” và tiếp đó năm 1983 và 2004 tiếp tục có Nghị quyết tổng thể về đẩy mạnh phân cấp quản lý.
Việc phân cấp đã tạo cho địa phương chủ động, sáng tạo hơn trong điều hành nhưng ngược lại cũng tạo ra tình trạng cát cứ, cạnh tranh hạn chế lẫn nhau và sự lạm dụng quyền lực tại địa phương.
Còn theo tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh (Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright), phân cấp ở Việt Nam còn nhiều hạn chế như đồng loạt và đại trà, chưa đồng bộ, cơ chế giám sát, phối hợp còn yếu và thiếu. Điều này dẫn tới tình trạng chia cắt thể chế, chính quyền địa phương phải làm kinh tế, đầu tư dàn trải...
Cụ thể hơn, phó giáo sư-tiến sỹ Võ Đại Lược cho rằng, hiện nay cấp tỉnh được phân quyền quá lớn trong quy hoạch, cấp phép và rất khó kiểm soát. Hầu hết các quy hoạch của địa phương đều được Trung ương phê duyệt dẫn đến phá vỡ toàn bộ quy hoạch vùng vì hầu như không có sự phối hợp mà chỉ tồn tại cạnh tranh giữa các tỉnh với nhau. Vì vậy, sự phát triển chỉ là phép cộng của các tỉnh lại chứ không phải sự phát triển theo vùng.
Theo ông Lược, cần rút bớt quyền hạn của cấp tỉnh vì nếu cứ giữ như tình trạng hiện nay nguy cơ, hạn chế rất lớn cho phát triển kinh tế, xã hội trong tương lai.
Ông Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, trong phân cấp trước hết phải phân định rõ quyền lực quốc gia và quyền lợi địa phương và đây là điều cốt lõi để phân cấp, phần quyền.
Theo các chuyên gia, việc phân cấp phải dựa trên nguyên tắc, việc nào, cấp nào làm hiệu quả nhất thì để cấp đó làm và phải có cơ chế, quy định rõ ràng vì dễ sinh tranh giành hoặc đùn đẩy việc, đồng thời phải phân cấp cụ thể, theo từng giai đoạn khác nhau và phải minh định rõ trách nhiệm khi được phân cấp.
Diễn đàn kinh tế mùa Thu năm 2012 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Viện Khoa học-Xã hội Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức.
Diễn đàn kinh tế mùa Thu năm 2012 thu hút nhiều chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học tham dự. Diễn đàn được tổ chức làm 2 phiên, trong đó phiên ngày 28/9 tập trung vào các vấn đề kinh tế Việt Nam năm 2012, triển vọng năm 2013 và phiên ngày 29/9 tập trung thảo luận chuyên sâu về đổi mới phân cấp trong cải cách thể chế. Những ý kiến, tham luận tại diễn đàn sẽ được Ủy ban Kinh tế và các cơ quan chức năng tập hợp thành báo cáo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 sắp tới./.
["Kinh tế Việt Nam hiện đang tồn tại nhiều nghịch lý"]
Theo nghiên cứu của phó giáo sư-tiến sỹ Lê Xuân Bá, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Việt Nam đã tiến hành phân cấp từ năm 1967 với chương trình “3 xây, 3 chống” và tiếp đó năm 1983 và 2004 tiếp tục có Nghị quyết tổng thể về đẩy mạnh phân cấp quản lý.
Việc phân cấp đã tạo cho địa phương chủ động, sáng tạo hơn trong điều hành nhưng ngược lại cũng tạo ra tình trạng cát cứ, cạnh tranh hạn chế lẫn nhau và sự lạm dụng quyền lực tại địa phương.
Còn theo tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh (Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright), phân cấp ở Việt Nam còn nhiều hạn chế như đồng loạt và đại trà, chưa đồng bộ, cơ chế giám sát, phối hợp còn yếu và thiếu. Điều này dẫn tới tình trạng chia cắt thể chế, chính quyền địa phương phải làm kinh tế, đầu tư dàn trải...
Cụ thể hơn, phó giáo sư-tiến sỹ Võ Đại Lược cho rằng, hiện nay cấp tỉnh được phân quyền quá lớn trong quy hoạch, cấp phép và rất khó kiểm soát. Hầu hết các quy hoạch của địa phương đều được Trung ương phê duyệt dẫn đến phá vỡ toàn bộ quy hoạch vùng vì hầu như không có sự phối hợp mà chỉ tồn tại cạnh tranh giữa các tỉnh với nhau. Vì vậy, sự phát triển chỉ là phép cộng của các tỉnh lại chứ không phải sự phát triển theo vùng.
Theo ông Lược, cần rút bớt quyền hạn của cấp tỉnh vì nếu cứ giữ như tình trạng hiện nay nguy cơ, hạn chế rất lớn cho phát triển kinh tế, xã hội trong tương lai.
Ông Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, trong phân cấp trước hết phải phân định rõ quyền lực quốc gia và quyền lợi địa phương và đây là điều cốt lõi để phân cấp, phần quyền.
Theo các chuyên gia, việc phân cấp phải dựa trên nguyên tắc, việc nào, cấp nào làm hiệu quả nhất thì để cấp đó làm và phải có cơ chế, quy định rõ ràng vì dễ sinh tranh giành hoặc đùn đẩy việc, đồng thời phải phân cấp cụ thể, theo từng giai đoạn khác nhau và phải minh định rõ trách nhiệm khi được phân cấp.
Diễn đàn kinh tế mùa Thu năm 2012 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Viện Khoa học-Xã hội Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức.
Diễn đàn kinh tế mùa Thu năm 2012 thu hút nhiều chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học tham dự. Diễn đàn được tổ chức làm 2 phiên, trong đó phiên ngày 28/9 tập trung vào các vấn đề kinh tế Việt Nam năm 2012, triển vọng năm 2013 và phiên ngày 29/9 tập trung thảo luận chuyên sâu về đổi mới phân cấp trong cải cách thể chế. Những ý kiến, tham luận tại diễn đàn sẽ được Ủy ban Kinh tế và các cơ quan chức năng tập hợp thành báo cáo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 sắp tới./.
Đoàn Mạnh Dương (TTXVN)