Tổng thư ký Liên minh các nước Nam Mỹ (Unasur) Alí Rodríguez Araque, cảnh báo việc Tổng thống Bolivia Evo Morales, bị một số nước châu Âu rút phép quá cảnh ảnh hưởng tới quan hệ giữa Mỹ Latinh và châu Âu, trước mắt là đặt các hội nghị thượng đỉnh Iberoamerica trước nguy cơ không thể tổ chức được.
Trả lời kênh truyền hình Mỹ Latinh Telesur, ông Rodríguez Araque cho biết không có lý do gì để Mỹ Latinh tăng cường quan hệ với Tây Ban Nha một khi nước này đặt điều kiện đối với máy bay của Bolivia, nhất là máy bay chở một nguyên thủ quốc gia mà theo luật pháp quốc tế được quyền miễn trừ.
Tổ chức Iberoamerica tập hợp Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và các quốc gia từng là thuộc địa của hai nước này tại Mỹ Latinh.
Ông Rodríguez Araque thông báo Unasur sẽ tiến hành một cuộc họp thượng đỉnh bất thường theo đề nghị của Chính phủ Ecuador để xem xét điều mà ông coi là sự vi phạm chủ quyền đối với Bolivia và đe dọa tính mạng đối với Tổng thống Morales.
Ngày 2/7, Pháp, Italy và Bồ Đào Nha từ chối máy bay chở ông Morales - sau khi đã cất cánh - bay qua không phận và sử dụng sân bay của những nước này viện cớ trên máy bay có cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden đang bị Washington truy tìm vì tiết lộ thông tin mật.
[Bolivia kiện vụ chặn máy bay của Morales ở châu Âu]
Tây Ban Nha cho phép máy bay quá cảnh nhưng đặt điều kiện được khám xét để tìm ông Snowden. Do không chấp nhận đặt điều kiện, máy bay đã hạ cánh khẩn cấp tại Áo.
Nhà lãnh đạo Unasur khẳng định không thể coi hành động “xúc phạm” trên là một điều bình thường vì nếu chấp nhận nó tức là chấp nhận một cách thụ động sự đô hộ của đế quốc tại các nước đã đổ bao nhiêu máu xương để giành được độc lập.
Theo ông Arique, các quốc gia châu Âu không cho phép ông Morales hạ cánh cần phải xin lỗi, tuy rằng việc xin lỗi này không xóa đi tính nghiêm trọng của vụ việc.
Vụ “gây hấn” chống Tổng thống Morales đã bị một số tổ chức khác và tổng thống tại châu Mỹ phản đối. Thông qua một thông cáo, Tổng thư ký Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), José Miguel Insulza cho rằng các nước châu Âu liên quan phải giải thích hành động đe dọa tính mạng của nguyên thủ của một nước thành viên OAS.
Liên minh Bolívar cho các dân tộc châu Mỹ (Alba) cũng ra thông cáo lên án hành động phân biệt đối xử và sự đe dọa đối với quyền miễn trừ ngoại giao của một người đứng đầu nhà nước.
Trong khi đó, các tổng thống Nicolás Maduro của Venezuela, Cristina Fernández của Argentina, Rafael Correa của Ecuador đã lên tiếng phản đối điều mà Tổng thống Evo Morales coi là “vụ bắt cóc” ông. Bộ ngoại giao Cuba cũng ra thông cáo coi việc cấm ông Morales quá cảnh là “không thể chấp nhận được.”
Ngày 3/7, quyền Tổng thống Bolivia Álvaro García Linera, thông báo Ngoại trưởng nước này David Choquehuanca sẽ triệu tập các đại sứ của Pháp và Italy và lãnh sự của Bồ Đào Nha để giải thích vụ việc đã xảy ra.
Sau 14 tiếng chờ, nhà lãnh đạo cánh tả Bolivia đã rời Áo trở về nước sau khi dự hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt tại Nga. Theo dự kiến, máy bay sẽ quá cảnh tại quần đảo Canarias (Tây Ban Nha) và Brazil./.
Trả lời kênh truyền hình Mỹ Latinh Telesur, ông Rodríguez Araque cho biết không có lý do gì để Mỹ Latinh tăng cường quan hệ với Tây Ban Nha một khi nước này đặt điều kiện đối với máy bay của Bolivia, nhất là máy bay chở một nguyên thủ quốc gia mà theo luật pháp quốc tế được quyền miễn trừ.
Tổ chức Iberoamerica tập hợp Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và các quốc gia từng là thuộc địa của hai nước này tại Mỹ Latinh.
Ông Rodríguez Araque thông báo Unasur sẽ tiến hành một cuộc họp thượng đỉnh bất thường theo đề nghị của Chính phủ Ecuador để xem xét điều mà ông coi là sự vi phạm chủ quyền đối với Bolivia và đe dọa tính mạng đối với Tổng thống Morales.
Ngày 2/7, Pháp, Italy và Bồ Đào Nha từ chối máy bay chở ông Morales - sau khi đã cất cánh - bay qua không phận và sử dụng sân bay của những nước này viện cớ trên máy bay có cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden đang bị Washington truy tìm vì tiết lộ thông tin mật.
[Bolivia kiện vụ chặn máy bay của Morales ở châu Âu]
Tây Ban Nha cho phép máy bay quá cảnh nhưng đặt điều kiện được khám xét để tìm ông Snowden. Do không chấp nhận đặt điều kiện, máy bay đã hạ cánh khẩn cấp tại Áo.
Nhà lãnh đạo Unasur khẳng định không thể coi hành động “xúc phạm” trên là một điều bình thường vì nếu chấp nhận nó tức là chấp nhận một cách thụ động sự đô hộ của đế quốc tại các nước đã đổ bao nhiêu máu xương để giành được độc lập.
Theo ông Arique, các quốc gia châu Âu không cho phép ông Morales hạ cánh cần phải xin lỗi, tuy rằng việc xin lỗi này không xóa đi tính nghiêm trọng của vụ việc.
Vụ “gây hấn” chống Tổng thống Morales đã bị một số tổ chức khác và tổng thống tại châu Mỹ phản đối. Thông qua một thông cáo, Tổng thư ký Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), José Miguel Insulza cho rằng các nước châu Âu liên quan phải giải thích hành động đe dọa tính mạng của nguyên thủ của một nước thành viên OAS.
Liên minh Bolívar cho các dân tộc châu Mỹ (Alba) cũng ra thông cáo lên án hành động phân biệt đối xử và sự đe dọa đối với quyền miễn trừ ngoại giao của một người đứng đầu nhà nước.
Trong khi đó, các tổng thống Nicolás Maduro của Venezuela, Cristina Fernández của Argentina, Rafael Correa của Ecuador đã lên tiếng phản đối điều mà Tổng thống Evo Morales coi là “vụ bắt cóc” ông. Bộ ngoại giao Cuba cũng ra thông cáo coi việc cấm ông Morales quá cảnh là “không thể chấp nhận được.”
Ngày 3/7, quyền Tổng thống Bolivia Álvaro García Linera, thông báo Ngoại trưởng nước này David Choquehuanca sẽ triệu tập các đại sứ của Pháp và Italy và lãnh sự của Bồ Đào Nha để giải thích vụ việc đã xảy ra.
Sau 14 tiếng chờ, nhà lãnh đạo cánh tả Bolivia đã rời Áo trở về nước sau khi dự hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt tại Nga. Theo dự kiến, máy bay sẽ quá cảnh tại quần đảo Canarias (Tây Ban Nha) và Brazil./.
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)