Bất chấp đà tăng của chứng khoán Phố Wall đêm trước, ngày 18/8, sắc đỏ bao trùm lên các thị trường chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương, với chỉ số MSCI (ngoại trừ Nhật Bản) giảm 1,3%, trước viễn cảnh không sáng sủa của kinh tế toàn cầu.
Tại Nhật Bản, chốt phiên này, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo đánh mất 113,50 điểm (1,25%) và đóng phiên ở mức 8.943,76 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 15/3, thời điểm chứng khoán Nhật Bản tụt dốc trước tác động của thảm họa động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân, đẩy chỉ số Nikkei xuống mức thấp kỷ lục 8.605,15 điểm.
Theo giới phân tích, thị trường chứng khoán Tokyo giảm mạnh là do các nhà đầu tư lo ngại về triển vọng "u ám" của kinh tế toàn cầu, cộng thêm sự mạnh lên của đồng yen thúc đẩy hoạt động bán cổ phiếu.
Nhà phân tích Toshiyuki Kanayama cho biết nhiều nhà giao dịch đang tiến hành bán ra, đặc biệt là cổ phiếu của các hãng chế tạo xe hơi.
Các nhà kinh tế cảnh báo nếu đồng yên vẫn tiếp tục giữ ở mức cao kỷ lục so với đồng USD, tác động xấu đến các doanh nghiệp xuất khẩu, đà phục hồi của kinh tế Nhật Bản có thể sẽ chậm lại, trong bối cảnh triển vọng kinh tế tại Mỹ và châu Âu vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn.
Hiện có nhiều đồn đoán cho rằng Tokyo sẽ lại can thiệp vào thị trường ngoại hối, sau khi các quan chức của Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã có cuộc họp thảo luận về đà tăng giá của đồng yen.
Trong phiên 18/8, cổ phiếu của Toyota Motor, Nissan Motor và Honda Motor lần lượt giảm 1,68%, 3,67% và 2,59%.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải giảm 41,79 điểm (1.61%) xuống 2.559,47 điểm.
Cùng đà đi xuống với chứng khoán Đại lục, chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong giảm 272,76 điểm (1,34%) xuống 20.016,27 điểm, do nhiều nhà đầu tư tích cực bán ra các cổ phiếu trong lĩnh vực bất động sản, sau khi Bắc Kinh thông báo sẽ thắt chặt hơn nữa việc mua nhà tại các thành phố loại 2 và loại 3.
Tại Hàn Quốc, chỉ số Kopsi của thị trường chứng khoán Seoul giảm 32,09 điểm (1,7%) và đóng phiên ở mức 1.860,58 điểm, trong bối cảnh cổ phiếu của các công ty công nghệ rớt giá, do mối lo ngại về việc giá chip nhớ rơi xuống mức kỷ lục và nhu cầu tiêu thụ tại thị trường Mỹ chững lại.
Phiên này, cổ phiếu của Samsung Electronics, hãng sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới và LG Electronics, nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ 3 toàn cầu lần lượt giảm 5,72% và 6,11%.
Tại Australia, chỉ số S&P/ASX200 giảm 52,7 điểm (1,22%) xuống 4.251,2 điểm, do hoạt động bán ra chốt lời của các nhà giao dịch.
Đêm trước tại Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones đi lên vào đầu phiên, song đến cuối phiên chỉ nhích nhẹ 4,28 điểm (0,04%) lên 11,410.21 và chỉ số S&P 500 chỉ ghi thêm 1,12 điểm (0,09%) lên 1.193,88 điểm, do giới giao dịch vẫn tỏ ra thận trọng trước các diễn biến trên thị trường.
Các nhà phân tích của trang Briefing.com nhận định sức ép bán ra trên thị trường đã không còn, thay vì đó thị trường đang nỗ lực lấy lại đà tăng cho chứng khoán Phố Wall, sau khi hoạt động mua vào đầu phiên đã chững lại.
Phiên này, cổ phiếu của nhiều tập đoàn công nghệ đều giảm, trong đó, cổ phiếu của Dell và Hewlett-Packard lần lượt giảm 10,1% và 3,7%./.
Tại Nhật Bản, chốt phiên này, chỉ số Nikkei 225 của thị trường chứng khoán Tokyo đánh mất 113,50 điểm (1,25%) và đóng phiên ở mức 8.943,76 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 15/3, thời điểm chứng khoán Nhật Bản tụt dốc trước tác động của thảm họa động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân, đẩy chỉ số Nikkei xuống mức thấp kỷ lục 8.605,15 điểm.
Theo giới phân tích, thị trường chứng khoán Tokyo giảm mạnh là do các nhà đầu tư lo ngại về triển vọng "u ám" của kinh tế toàn cầu, cộng thêm sự mạnh lên của đồng yen thúc đẩy hoạt động bán cổ phiếu.
Nhà phân tích Toshiyuki Kanayama cho biết nhiều nhà giao dịch đang tiến hành bán ra, đặc biệt là cổ phiếu của các hãng chế tạo xe hơi.
Các nhà kinh tế cảnh báo nếu đồng yên vẫn tiếp tục giữ ở mức cao kỷ lục so với đồng USD, tác động xấu đến các doanh nghiệp xuất khẩu, đà phục hồi của kinh tế Nhật Bản có thể sẽ chậm lại, trong bối cảnh triển vọng kinh tế tại Mỹ và châu Âu vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn.
Hiện có nhiều đồn đoán cho rằng Tokyo sẽ lại can thiệp vào thị trường ngoại hối, sau khi các quan chức của Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã có cuộc họp thảo luận về đà tăng giá của đồng yen.
Trong phiên 18/8, cổ phiếu của Toyota Motor, Nissan Motor và Honda Motor lần lượt giảm 1,68%, 3,67% và 2,59%.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải giảm 41,79 điểm (1.61%) xuống 2.559,47 điểm.
Cùng đà đi xuống với chứng khoán Đại lục, chỉ số Hang Seng của thị trường chứng khoán Hong Kong giảm 272,76 điểm (1,34%) xuống 20.016,27 điểm, do nhiều nhà đầu tư tích cực bán ra các cổ phiếu trong lĩnh vực bất động sản, sau khi Bắc Kinh thông báo sẽ thắt chặt hơn nữa việc mua nhà tại các thành phố loại 2 và loại 3.
Tại Hàn Quốc, chỉ số Kopsi của thị trường chứng khoán Seoul giảm 32,09 điểm (1,7%) và đóng phiên ở mức 1.860,58 điểm, trong bối cảnh cổ phiếu của các công ty công nghệ rớt giá, do mối lo ngại về việc giá chip nhớ rơi xuống mức kỷ lục và nhu cầu tiêu thụ tại thị trường Mỹ chững lại.
Phiên này, cổ phiếu của Samsung Electronics, hãng sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới và LG Electronics, nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ 3 toàn cầu lần lượt giảm 5,72% và 6,11%.
Tại Australia, chỉ số S&P/ASX200 giảm 52,7 điểm (1,22%) xuống 4.251,2 điểm, do hoạt động bán ra chốt lời của các nhà giao dịch.
Đêm trước tại Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones đi lên vào đầu phiên, song đến cuối phiên chỉ nhích nhẹ 4,28 điểm (0,04%) lên 11,410.21 và chỉ số S&P 500 chỉ ghi thêm 1,12 điểm (0,09%) lên 1.193,88 điểm, do giới giao dịch vẫn tỏ ra thận trọng trước các diễn biến trên thị trường.
Các nhà phân tích của trang Briefing.com nhận định sức ép bán ra trên thị trường đã không còn, thay vì đó thị trường đang nỗ lực lấy lại đà tăng cho chứng khoán Phố Wall, sau khi hoạt động mua vào đầu phiên đã chững lại.
Phiên này, cổ phiếu của nhiều tập đoàn công nghệ đều giảm, trong đó, cổ phiếu của Dell và Hewlett-Packard lần lượt giảm 10,1% và 3,7%./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)