Trong phiên giao dịch ngày 28/12, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều giảm điểm, trong bối cảnh giới giao dịch vẫn lo lắng và tỏ ra thận trọng trước quyết định tăng lãi suất của Trung Quốc hôm 25/12.
Tại Nhật Bản cuối phiên này, với khối lượng giao dịch không lớn, chỉ số Nikkei cũng hạ không đáng kể, chỉ giảm 63,36 điểm (0,61%) xuống 10.292,63 điểm, một phần do đồng yen mạnh lên so với đồng USD, khiến giới giao dịch tăng cường hoạt động bán ra cổ phiếu để chốt lời.
Chiến lược gia Hideyuki Ishiguro thuộc Công ty chứng khoán Okasan Securities cho rằng sức ép từ hoạt động bán ra không lớn, song việc thiếu khách mua là nhân tố khiến thị trường chứng khoán đi xuống. Tuy nhiên, chuyên gia này dự báo chỉ số Nikkei 225 sẽ chạm ngưỡng cao 10.500 điểm trong phiên giao dịch cuối cùng của năm nay.
Mặc dù sáng ngày 28/12, Nhật Bản đã công bố số liệu tích cực về nền kinh tế, song dường như các nhà đầu tư không mấy "lưu tâm" đến những con số này, thay vào đó là tâm lý chờ đợi Mỹ công bố chỉ số lòng tin tiêu dùng vào cuối ngày 28/12. Trong tháng 11/2010, sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đã tăng 1% so với tháng trước đó.
Tại Trung Quốc, kết thúc phiên giao dịch 28/12, chỉ số Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) giảm 48,41 điểm (1,74%) xuống 2.732,99 điểm.
Kazuhiro Takahashi, nhà điều hành của Daiwa Capital Markets, đánh giá rằng sau khi thúc đẩy hoạt động bán ra chốt lời trong phiên trước - thời điểm cổ phiếu của thị trường Thượng Hải đi xuống, đến phiên này các nhà đầu tư không còn "mặn mà" với hoạt động mua vào nữa.
Ngoài ra, giới giao dịch cũng quan ngại động thái thắt chặt chính sách tiền tệ của Bắc Kinh mới đây sẽ gây trở ngại cho tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế này, đồng thời tác động xấu đến nhiều nền kinh tế vốn chủ yếu dựa vào xuất khẩu nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc làm động lực thúc đẩy nền kinh tế quốc dân.
Chiến lược gia Zhang Fan thuộc Tebon Securities dự báo thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ còn giảm sâu hơn, thậm chí có thể "chạm đáy" 2.700 điểm trong mấy phiên tới, do hệ thống tài chính thiếu khả năng thanh khoản trầm trọng, cộng thêm sức ép từ quyết định tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hôm 25/12. Tuy nhiên, chuyên gia này dự đoán sau thời gian ngắn khó khăn, chứng khoán Trung Quốc lục địa sẽ phục hồi và ổn định trong nửa đầu năm tới.
Ảnh hưởng từ thị trường Trung Quốc lục địa cũng như những chính sách của Bắc Kinh, chứng khoán Hongkong cũng không tránh khỏi "vòng xoáy" giảm điểm. Kết thúc phiên này, chỉ số Hang Seng giảm 212,07 điểm (0,93%) xuống 22.621,73 điểm.
Đêm trước tại Mỹ, thị trường chứng khoán biến động trái chiều, khi chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 18,46 điểm (0,16%) và đóng cửa ở mức 11.555,03 điểm; còn chỉ số S&P 500 lại tăng 0,77 điểm (0,06%) lên 1.257,54 điểm./.
Tại Nhật Bản cuối phiên này, với khối lượng giao dịch không lớn, chỉ số Nikkei cũng hạ không đáng kể, chỉ giảm 63,36 điểm (0,61%) xuống 10.292,63 điểm, một phần do đồng yen mạnh lên so với đồng USD, khiến giới giao dịch tăng cường hoạt động bán ra cổ phiếu để chốt lời.
Chiến lược gia Hideyuki Ishiguro thuộc Công ty chứng khoán Okasan Securities cho rằng sức ép từ hoạt động bán ra không lớn, song việc thiếu khách mua là nhân tố khiến thị trường chứng khoán đi xuống. Tuy nhiên, chuyên gia này dự báo chỉ số Nikkei 225 sẽ chạm ngưỡng cao 10.500 điểm trong phiên giao dịch cuối cùng của năm nay.
Mặc dù sáng ngày 28/12, Nhật Bản đã công bố số liệu tích cực về nền kinh tế, song dường như các nhà đầu tư không mấy "lưu tâm" đến những con số này, thay vào đó là tâm lý chờ đợi Mỹ công bố chỉ số lòng tin tiêu dùng vào cuối ngày 28/12. Trong tháng 11/2010, sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đã tăng 1% so với tháng trước đó.
Tại Trung Quốc, kết thúc phiên giao dịch 28/12, chỉ số Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải (bao gồm cả cổ phiếu loại A và B) giảm 48,41 điểm (1,74%) xuống 2.732,99 điểm.
Kazuhiro Takahashi, nhà điều hành của Daiwa Capital Markets, đánh giá rằng sau khi thúc đẩy hoạt động bán ra chốt lời trong phiên trước - thời điểm cổ phiếu của thị trường Thượng Hải đi xuống, đến phiên này các nhà đầu tư không còn "mặn mà" với hoạt động mua vào nữa.
Ngoài ra, giới giao dịch cũng quan ngại động thái thắt chặt chính sách tiền tệ của Bắc Kinh mới đây sẽ gây trở ngại cho tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế này, đồng thời tác động xấu đến nhiều nền kinh tế vốn chủ yếu dựa vào xuất khẩu nguyên liệu sang thị trường Trung Quốc làm động lực thúc đẩy nền kinh tế quốc dân.
Chiến lược gia Zhang Fan thuộc Tebon Securities dự báo thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ còn giảm sâu hơn, thậm chí có thể "chạm đáy" 2.700 điểm trong mấy phiên tới, do hệ thống tài chính thiếu khả năng thanh khoản trầm trọng, cộng thêm sức ép từ quyết định tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hôm 25/12. Tuy nhiên, chuyên gia này dự đoán sau thời gian ngắn khó khăn, chứng khoán Trung Quốc lục địa sẽ phục hồi và ổn định trong nửa đầu năm tới.
Ảnh hưởng từ thị trường Trung Quốc lục địa cũng như những chính sách của Bắc Kinh, chứng khoán Hongkong cũng không tránh khỏi "vòng xoáy" giảm điểm. Kết thúc phiên này, chỉ số Hang Seng giảm 212,07 điểm (0,93%) xuống 22.621,73 điểm.
Đêm trước tại Mỹ, thị trường chứng khoán biến động trái chiều, khi chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 18,46 điểm (0,16%) và đóng cửa ở mức 11.555,03 điểm; còn chỉ số S&P 500 lại tăng 0,77 điểm (0,06%) lên 1.257,54 điểm./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)