Sắc đỏ thống lĩnh các thị trường chứng khoán

Chỉ số S&P/ASX200 (Australia) giảm 88,5 điểm, đóng cửa ở mức 4.186,9 điểm, trong khi Kospi Hàn Quốc giảm 26,28 điểm, xuống 1.838,90 điểm.

Trong phiên giao dịch ngày 18/10, chứng khoán châu Á đảo chiều đi xuống, sau khiTrung Quốc công bố mức tăng trưởng kinh tế thấp hơn dự kiến trong quý III/2011.

Còn hãng đánh giá tín dụng Moody’s mới đây cũng đã cảnh báo về việc hạ mức xếphạng tín nhiệm của Pháp, hiện đang ở mức A aa trong tháng tới, do lo ngại rằngcuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu sẽ ngày càng lan rộng.

Kết thúc phiên này, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm mạnh 137,69 điểm, tươngđương 1,55%, xuống còn 8.741,91 điểm.

Chỉ số S&P/ASX200 của Australia cũng giảm 88,5 điểm (2,07%), đóng cửa ở mức4.186,9 điểm, trong khi chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm nhẹ hơn, ở mức 26,28 điểm(1,41%), xuống 1.838,90 điểm.

Tại Trung Quốc, sắc đỏ cũng thống lĩnh hai thị trường chứng khoán chủ chốt làThượng Hải và Hong Kong, khi chỉ số Hang Sheng và Shanghai Composite lần lượtgiảm sâu 797,53 điểm (4,23%) và 56,91 điểm (2,33%) xuống còn 18.076,46 điểm và2.383,49 điểm.

Tâm lý lạc quan chiếm ưu thế trong phiên giao dịch 17/10, khi các nhà đầu tư hyvọng rằng các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu sẽ đạt được một thỏa thuận cuốicùng nhằm giải cứu Hy Lạp khỏi nguy cơ bị vỡ nợ tại cuộc họp thượng đỉnh của EUtại Brussels vào cuối tuần tới.

Tuy nhiên, Đức đã “dội gáo nước lạnh” vào những hy vọng vốn đã mong manh này,khi Phát ngôn viên Chính phủ Đức, Stefan Seibert khẳng định rằng: " Hy vọng vềviệc tất cả các vấn đề liên quan đến khủng hoảng nợ tại châu Âu sẽ được giảiquyết và xử lý sau cuộc họp cuối tuần này là quá xa vời."

Bên cạnh đó, thị trường hàng hóa toàn cầu còn chịu áp lực bởi các số liệu mớiđây cho thấy nền kinh tế của Trung Quốc đang tăng trưởng với tốc độ chậm hơntrong quý III năm nay, do nỗ lực kiềm chế lạm phát của Chính phủ nước này vànhững bất ổn kinh tế tại Mỹ và châu Âu.

Theo Cục thống kê quốc gia Trung Quốc, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong quý III năm nay đạt 9,1%, giảm so vớimức tương ứng 9,5% so với cũng kỳ năm ngoái .

Trong phiên giao dịch đêm hôm trước (17/10), chứng khoán Mỹ đảo chiều đi xuống,sau khi chứng kiến ba tuần tăng điểm liên tiếp, trong bối cảnh cuộc họp kéo dàihai ngày giữa các bộ trưởng tài chính thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển vàmới nổi (G-20), vừa kết thúc ngày 15/10, đã không giúp thúc đẩy lòng tin củagiới đầu tư rằng “lối thoát” cho cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu đang ở rất gần.

Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm mạnh 247,49 điểm, tương đương2,13%, đóng cửa ở mức 11.397 điểm.

Chỉ số S&P 500 cũng giảm 23,72 điểm (1,94%) xuống 1.200,86 điểm; trong khi chỉsố công nghệ Nasdaq Composite mất 52,93 điểm (1,98%), xuống 2,614.92 điểm.

Các chuyên gia phân tích của Briefing.com cho hay, việc các nhà lãnh đạo Đức lêntiếng phản đối kế hoạch tăng cường nguồn vốn cho Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), nhằmđảm bảo cho quỹ này có đủ nguồn lực tài chính cần thiết, góp phần ổn định nềnkinh tế thế giới tại cuộc họp các bộ trưởng tài chính G-20 vào cuối tuần trước,đã dẫn đến áp lực bán tháo cổ phiếu và khiến Phố Wall “lao dốc.”

Trong đó, đáng chú ý là giá cổ phiếu của các ngân hàng bị sụt giảm đáng kể, chủyếu là do báo cáo lợi nhuận đáng thất vọng của Wells Fargo và những hoài nghi vềsự phục hồi mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh của Citigroup, khiến giá cổ phiếucủa hai ngân hàng này lần lượt giảm 8,4% và 1,7%.

Cũng trong ngày 17/10 ở bên kia bờ Đại Tây Dương, kết quả không như mong đợi củacuộc họp các bộ trưởng tài chính G-20 cũng đều khiến chứng khoán châu Âu kếtthúc phiên giao dịch với sắc đỏ.

Tại London, chỉ số FTSE 100 giảm 0,54% xuống 5.436,70 điểm; còn chỉ số CAC 40của Pháp giảm 1,61%, đóng cửa ở mức 3.166,06 điểm. Không nằm ngoài xu hướng này,tại sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt của Đức, chỉ số DAX cũng giảm 1,81% vàchốt phiên ở mức 5.859,43 điểm.

Sang tới phiên giao dịch ngày 18/10 tại châu Á, các thị trường chứng khoán chủchốt đều quay đầu giảm điểm, sau khi đồng loạt đi lên vào phiên trước đó, donhững nhận định thiếu tích cực của Đức về khả năng Liên minh châu Âu (EU) sẽ tìmra giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ tại cuộc họp thượng đỉnh các nhà lãnh đạoG-20, dự kiến sẽ diễn ra vào hai ngày 3 và 4/11 tại Canne, Pháp./.

Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục